Người giám hộ không biết chữ có đại diện được không?

Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rằng có ba hình thức giám hộ là giám hộ đương nhiên, giám hộ cử, giám hộ chỉ định. Trong đó, giám hộ đương nhiên là giám hộ được quyền ưu tiên thực hiện khi xuất hiện người được giám hộ theo quy định pháp luật đề ra. Ngoài ra, chế định giám hộ được điều chỉnh trong các quan hệ với mục đích nhằm khắc phục những tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật và không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, bị mất năng lực hành vi, những người không có năng lực hành vi.Những quy định của chế định này đã được xác định ở việc quản lí tài sản, thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của người được giám hộ. Ngoài ra, chế định giám hộ còn có nhiều quy định mang tính hành chính như các quan hệ về cử người giám hộ, giám sát việc giám hộ…Hãy tham khảo “Người giám hộ không biết chữ” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm và đặc điểm của người giám hộ

Khái niệm người giám hộ theo điều 46, Bộ luật dân sự năm 2015:

“Điều 46. Giám hộ

1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).

2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.

3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Đặc điểm của người giám hộ

Người giám hộ là người đại diện Theo pháp luật của người được giám hộ trong mối quan hệ với Nhà nước và trong hầu hết các giao dịch, trừ các giao dịch đơn giản nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người được giám hộ.

Chủ thể quan hệ người giám hộ

– Người chưa thành niên không còn cả cha lẫn mẹ, không xác định được cha, mẹ, hoặc cha, mẹ đếu mất năng lực hành vi dân sự, bị Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc còn cha mẹ, nhưng cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó ( có yêu cầu của cha mẹ trong trường hợp này )

– Người mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không làm chủ được hành vi của mình ( phải có quyết định của Tòa án về bệnh lý – giám định của cơ quan có thẩm quyền )

Người giám hộ có thể là:

– Cá nhân : cha, mẹ, con đã thành niên, anh, chị em, ông, bà và những người thân thích khác)

– Tổ chức: tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện

-Cơ quan Nhà nước: cơ quan lao động, thương binh và xã hội

Nguyên tắc của việc giám hộ

+ Một người có thể giám hộ cho nhiều người

+ Một người chỉ có thể được một người giám hộ -> Tăng trách nhiệm giám hộ của người giám hộ, làm cho nghĩa vụ giám hộ được xác định rõ ràng, phân định.

Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

+ Quyền của người giám hộ: Điều 58 Bộ luật dân sự 2015

– Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ

– Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ

– Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ

“Điều 58. Quyền của người giám hộ

1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:

a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;

b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;

c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Nghĩa vụ của người được giám hộ

– Với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi: Điều 55 Bộ luật dân sự 2015

– Chăm sóc, giáo dục

– Đại diện trong các giao dịch dân sự trù trường hợp người đó có thể tự xác lập thực hiện giao dịch do pháp luật cho phép

– Quản lý tài sản của người được giám hộ

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người được giám hộ

“Điều 55. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi

1. Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

2. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

3. Quản lý tài sản của người được giám hộ.

4. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

+ Với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: ĐIều 56 Bộ luật dân sự 2015

– Đại diện trong các giao dịch dân sự trừ trường hợp pháp luật quy định người đò có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự

– Quản lý tài sản của người người được giám hộ

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp người được giám hộ

“Điều 56. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

1. Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

+ Với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự: Điều 57 Bộ luật dân sự 2015

– Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị cho người được giám hộ

– Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch ds

– Quản lý TS của người được giám hộ

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ

“Điều 57. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

1. Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;

b) Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;

c) Quản lý tài sản của người được giám hộ;

d) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này.

Quy định về người giám hộ không biết chữ

Người giám hộ không biết chữ quy định chi tiết
Người giám hộ không biết chữ quy định chi tiết

Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về những đối tượng là giám hộ đương nhiên của người được giám hộ là người chưa thành niên như sau:

“Điều 52. Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên

Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.”

Từ quy định trên, suy ra, pháp luật không cấm người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên là người không biết chữ.

Nói cách khác, người không biết chữ thuộc một trong những trường hợp nêu trên, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật Dân sự 2015 (điều kiện để cá nhân là người giám hộ) thì vẫn được pháp luật công nhận là người giám hộ đương nhiên

“Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ

Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.

4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.”

Nếu người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự cũng có thể là người không biết chữ theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 53. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:

1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.

3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.”

Từ căn cứ đã nêu, có thể nhận thấy, năng lực hành vi dân sự đầy đủ là khả năng, năng lực của từng cá nhân thông qua hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ dân sự. Cá nhân là người không biết chữ nhưng có nhận thức đầy đủ, có khả năng tự mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự thì vẫn thỏa mãn điều kiện trở thành người giám hộ theo quy định pháp luật căn cứ theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Bên cạnh điều kiện về có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì cá nhân cần phải đảm bảo các điều kiện về đạo đức, không là người vi phạm pháp luật như đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng,… như luật định.

Như vậy, cá nhân không biết chữ vẫn có thể trở thành người giám hộ nếu thỏa mãn được các điều kiện để trở thành người giám hộ như có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, không là người bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm tính mạng…như chúng tôi đã nêu trên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người giám hộ không biết chữ” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Trích lục Kết hôn… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Giám sát việc giám hộ và ý nghĩa của việc giám hộ ?

Nếu không có ai trong số đó, thì ông bà anh ruột chị ruột em ruột của người được giám hộ
Nếu không có ai trong số đó, thì bác chú cô dì của người được giám hộ
Trong trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc người thân thích không cử được người giám sát việc giám hộ thì UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trí của người giám sát việc giám hộ
Người giám sát phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Điều 51. Giám sát việc giám hộ
1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
4. Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59 của Bộ luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giám sát việc giám hộ.
Ý nghĩa việc giám hộ
Là hình thức bảo vệ pháp lý
Thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước và xã hội đối với người chưa thành niên, người không có năng lực hành vi dân sự,…
Đề cao trách nhiệm những người thân thích trong gia đình
Khuyến khích và phát huy truyền thống tương thân, tương ái, “ lá lành đùm lá rách” giữa các thành viên trong cộng đồng

Các điều kiện cá nhân được làm giám hộ như thế?

Điều 49 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Cá nhân đủ điều kiện sau được làm người giám hộ
Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ:
Mục đích là nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình -> cần người có đủ năng lực hành vi dân sự đại diện
Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác
Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ
Pháp luật không quy định cụ thể vấn đề này, mà tùy từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể để xem xét đánh giá cá nhân có điều kiện cần thiết để bảo đảm việc thực hiện việc giám hộ hay không
Mối quan hệ ràng buộc giữa người giám hộ và người được giám hộ là yếu tố cần thiết không thể bỏ qua.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời