Năm 2022, chiếu phim đồi trụy cho trẻ em xem bị xử phạt ra sao?

Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, chỉ cần một cái nháy chuột cũng có thể tìm ra rất nhiều những thước phim hay, hoặc cũng có thể những thước phim bị cấm chiếu (được gọi là phim đồi trụy). Chính vì xem những thước phim đó nên trẻ em ngày càng phát triển sớm hơn và có những suy nghĩ lệch lạc. Việc trẻ em xem phim khiêu dâm người lớn, đồi trụy có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường của trẻ. Vì thế, khi trẻ có hành vi này sẽ khiến cha, mẹ trẻ rất lo lắng. Hãy tham khảo “Chiếu phim đồi trụy cho trẻ em xem bị xử phạt ra sao?” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Điện ảnh năm 2022

Các tiêu chí nhận biết phim khiêu dâm

+ Chủ đề của phim: Chủ đề của phim 18+ sẽ không phù hợp với những khán giả ở lứa tuổi dưới 18

+ Nội dung của phim: Nội dung của phim 18+ sẽ phản ánh những vấn đề không phù hợp với lứa tuổi dưới 18 như các vấn đề về tâm lý, tình dục, chính trị, xã hội, tội phạm. Những nội dung này gây ảnh hưởng đến nhận thức, tâm lý, sinh lý của khán giả dưới 18 tuổi, có thể gây ra những suy nghĩ lệch lạc, những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và cho xã hội. 

+ Bạo lực: Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ tả thực cảnh bạo lực gây tác động mạnh cho người xem, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung và không khai thác sâu.

+ Khỏa thân: Không chấp nhận hình ảnh khỏa thân toàn phần, trừ trường hợp hình ảnh khỏa thân toàn phần sso phù hợp với nội dung phim, không miêu tả chi tiết các bộ phận sinh dục, không có hình xăm phản cảm, không có thời lượng kéo dài.

+ Tình dục: Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện lộ liễu, miêu tả chi tiết hoạt động tình dục, trừ trường hợp các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó phù hợp với nội dung phim, không có thời lượng kéo dài.

+ Ma túy, các chất kích thích, gây nghiện: Không chấp nhận các hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện việc buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma túy và các chất kích thích, gây nghiện, trừ trường hợp hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ phù hợp với nội dung phim hoặc mục đích phản đối, lên án những hành vi nêu trên nhưng không miêu tả chi tiết, không có thời lượng kéo dài.

Đối với việc sử dụng thuốc lá trong phim thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BVHTTDL ngày 14/5/2014 của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định hạn chế sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh.

+ Kinh dị: Không chấp nhận hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thể hiện cảnh kinh dị, rùng rợn, gây sợ hãi, căng thẳng được miêu tả chi tiết, diễn ra thường xuyên, có thời lượng kéo dài, trừ trường hợp những hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ đó cần thiết cho nội dung phim và phù hợp với lứa tuổi.

+ Ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục: Không chấp nhận việc sử dụng ngôn ngữ, âm thanh, hình ảnh thô tục trừ một số từ chửi thề, tiếng lóng trong lời thoại, chữ viết thể hiện ở mức độ mạnh hơn so với phim phân loại ở mức C16

Phân loại các loại phim

Theo quy định tại Điều 32 Luật Điện ảnh năm 2022, phim được phân loại theo nội dung để phù hợp đối với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau: 

“Điều 32. Phân loại phim

1. Phim được phân loại theo nội dung để phổ biến phù hợp với độ tuổi người xem hoặc không được phép phổ biến như sau:

a) Loại P: Phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi;

b) Loại T18 (18+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 18 tuổi trở lên;

c) Loại T16 (16+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 16 tuổi trở lên;

d) Loại T13 (13+): Phim được phổ biến đến người xem từ đủ 13 tuổi trở lên;

đ) Loại K: Phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ;

e) Loại C: Phim không được phép phổ biến.

2. Tiêu chí phân loại phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.”

Trẻ em xem phim khiêu dâm có phạm pháp không?

Năm 2022 chiếu phim đồi trụy cho trẻ em xem bị xử phạt ra sao?
Năm 2022 chiếu phim đồi trụy cho trẻ em xem bị xử phạt ra sao?

Cùng với ăn uống, tình dục là bản năng cơ bản nhất của con người và động vật, để tồn tại và phát triển trong thế giới tự nhiên. Do là một loại bản năng nên có lẽ chúng ta hầu như ai cũng từng có lần tò mò về phim “18+”, phim khiêu dâm.

Tuy nhiên, với những phim ảnh mang nội dung khiêu dâm, đồi trụy có thể làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tư tưởng của người xem, thậm chí gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Đã từng có nhiều vụ án hiếp dâm, dâm ô xuất phát từ việc cá nhân xem phim đồi trụy rồi làm theo. Đặc biệt đối với trẻ em chưa có sự phát triển hoàn thiện về cơ thể, đang trong giai đoạn hình thành tính cách, thích nổi loạn, việc xem phim đồi trụy tương đối nguy hiểm.

Luật Điện ảnh 2022 quy định, hành vi truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục là những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh.

Như vậy, có thể thấy các bộ phim có nội dung khiêu dâm, đồi trụy sẽ bị cấm lưu hành tại Việt Nam.

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như sau:

“Điều 147: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Cấu thành tội phạm của tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như sau:

Chủ thể: Luật quy định rất rõ ràng về chủ thể của tội này  phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và không phụ thuộc vào giới tính là nam hay nữ.

Khách thể: Khách thể của tội phạm này là sự phát triển bình thường của người dưới 16 tuổi thông qua việc sử dụng họ vào các hoạt động khiêu dâm, xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và thậm chí cả sức khỏe của nạn nhân. Đối tượng bị hành vi sử dụng người vào mục đích khiêu dâm mà điều luật quy định phải là người dưới 16 tuổi

Mặt khách quan 

  • Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm.
  •  Hành vi trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức. Trong trường hợp này, có thể hiểu là bao gồm cả trường hợp lôi kéo trẻ dưới 16 tuổi xem phim 18+. Trong tội này cho dù trẻ em có thuận tình hay không sẽ không ảnh hưởng đến việc cấu thành tội phạm.
  • Hậu quả:  không bắt buộc phải gây ra hậu quả tác động vào sức khỏe, danh dự nhân phẩm của người dưới 16 tuổi hoặc người quan sát hành động khiêu dâm đó.

Đây tội cấu thành hình thức,chỉ cần người trên 18 tuổi, đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này, hậu quả rất khó để xác định và không cần xác định đối với tội danh cấu thành hình thức.

Mặt chủ quan: Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được thực hiện với lỗi cố ý. Tức là người phạm tội nhận thức được hành vi và mong muốn thực hiện hành vi (cố ý trực tiếp) hoặc là người phạm tội nhận thức được hậu quả từ hành vi nhưng vẫn thực hiện hành vi và để mặc hậu quả xảy ra

Từ những phân tích trên, nếu chủ thể thực hiện hành vi “rủ” người khác xem phim 18+ từ đủ 18 tuổi trở nên, đồng thời đối tượng bị “rủ” xem phim khiêu dâm đó là người dưới 16 tuổi, thì người rủ hoàn toàn có khả năng bị xử lí hình sự theo tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm. 

Ngoài ra, nếu mức độ nguy hiểm của hành vi chưa đủ để cấu thành tội phạm hình sự, chủ thể thực hiện hành vi trên có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP:

“Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

Chiếu phim đồi trụy cho trẻ em xem bị xử phạt ra sao?

Mặc dù xem phim khiêu dâm không bị xử phạt theo quy định của pháp luật hiện hành nhưng lưu trữ, sản xuất hay rủ người khác xem cùng thì có mức phạt rất nặng.

Nghị định 38/2021 đã quy định rất rõ các mức phạt như sau:

– Trích ghép, thêm âm thanh, hình ảnh khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự vào phim đã được phép phổ biến: Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng (Khoản 3 Điều 6);

– Phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng (khoản 4 Điều 8);

– Hành vi phổ biến phim đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy, cấm phổ biến hoặc có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có nội dung kích động bạo lực trên truyền hình, dưới hình thức điện tử, trên môi trường mạng và kỹ thuật số: Phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng (khoản 5 Điều 8);

–  Bán, cho thuê băng, đĩa trò chơi điện tử có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực: Phạt 20 – 30 triệu đồng (khoản 5 Điều 31).

Ngoài ra, người có hành vi dụ dỗ, lôi kéo người khác xem phim khiêu dâm, đồi trụy có thể bị xử lý hình sự.

Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau: 

“Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Sách in, báo in có số lượng từ 50 đơn vị đến 100 đơn vị;

c) Ảnh bản giấy có số lượng từ 100 ảnh đến 200 ảnh;

d) Phổ biến cho 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

c) Sách in, báo in có số lượng từ 51 đơn vị đến 100 đơn vị;

d) Ảnh bản giấy có số lượng từ 201 ảnh đến 500 ảnh;

đ) Phổ biến cho 21 người đến 100 người;

e) Đối với người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Sách in, báo in có số lượng 101 đơn vị trở lên;

c) Ảnh bản giấy có số lượng 501 ảnh trở lên;

d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Chiếu phim đồi trụy cho trẻ em xem bị xử phạt ra sao?” Luật sư Bắc Ninh tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Ninh thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Xem phim 18+ có bị phạt hay không?

Hiện nay pháp luật không có quy định cấm việc xem phim đen nhưng lại có quy định cấm lưu trữ hay truyền bá các văn hóa phẩm đồi trụy (theo điều 326 bộ luật hình sự):
“Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách; báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy; hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
2. a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);
3. b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;”
Nếu bạn lưu lại những dữ liệu “không trong sáng”, rủ rê bạn bè, người thân cùng tham gia thưởng thức những thước phim này, thì bạn đang có hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Giới hạn cho hành vi là dữ liệu lưu trữ đến 1GB trở lên, hoặc rủ từ 10 người trở lên xem cùng.

Sản xuất phim 18+ bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, hành vi sản xuất phim có chứa các nội dung khiêu dâm bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Thậm chí, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được vào rạp xem phim?

Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Luật Điện ảnh 2022 thì trẻ em từ đủ 13 tuổi trở lên sẽ được tự mình vào rạp chiếu phim để xem phim khi xuất trình được các giấy tờ chứng minh được bản thân từ đủ 13 tuổi trở lên như căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu…
Đối với trẻ em dưới 13 tuổi sẽ được phép xem các phim thuộc thể loại K với điều kiện là trẻ em sẽ được vào rạp chiếu phim với điều kiện xem cùng cha, mẹ, hoặc người giám hộ của trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời