Quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm

Pháp luật về giao dịch bảo đảm đã có trong quy định về những phương thức khác nhau và cho phép bên nhận được bảo đảm có quyền đưa ra lựa chọn một trong các phương thức đó để xử lý tài sản như: Tự bán tài sản bảo đảm cho người thứ ba; tự nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ, yêu cầu bán đấu giá tài sản. Tài sản bảo đảm có thể được hiểu là tài sản được bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện những nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm thông qua nhiều biện pháp bảo đảm như thế chấp, cầm cố, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, đặt cọc… Tài sản bảo đảm cũng có thể hiều là tài sản thuộc quyền sở hữu của người thứ ba hoặc quyền sử đụng đất của bên thứ ba nếu bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người thứ ba có thoả thuận. Hãy khảo “Quyền truy đòi tài sản bảo đảm” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 21/2021/NĐ-CP

Những tài sản được coi là tài sản bảo đảm

Theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì tài sản bảo đảm bao gồm:

“Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.”

Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm

Pháp luật dân sự cho phép bên nhận bảo đảm xử lý tài sản để bảo đảm việc cho quyền lợi của mình nhưng mặt khác, việc xử lý tài sản bảo đảm phải đảm bảo tính công bằng, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm. Vì vậy, việc xử lý tài sản bảo đảm phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

 Chỉ được xử lý tài sản khi có một trong các căn cứ sau đây:

Thứ nhất, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo nguyên tắc này thì bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý tài sản của bên bảo đảm nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ đó mà bên bảo đảm không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, khi xử lý tài sản bảo đảm theo nguyên tắc này, cần phân biệt giữa trường hợp bên bảo đảm chính là bên có nghĩa vụ trong trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm với trưởng hợp bên bảo đảm là người thứ ba (không phải là người có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm) để xác định thời điểm xử lý tài sản bảo đảm tiền vay cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Căn cứ này xuất hiện trong trường hợp giao dịch bảo đảm được xác lập giữa các bên để bảo đảm cho việc thực hiện một / hợp đồng và bên có nghĩa vụ trong hợp đồng này lại vi phạm sự thoả thuận trong hợp đồng đó. Theo đó, bên bị vi phạm hợp đồng (đồng thời là bên nhận bảo đảm) đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm hợp đồng thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn đã thoả thuận trong họp đồng đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng cho vay với khách hàng có thoả thuận về việc bên vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích là phát triển sản xuất và bên cho vay có quyền đơn chấm dứt hợp đồng nếu bên vay sử dụng trái mục đích đã thoả thuận. Hợp đồng tín dụng này được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp kèm theo. Ngân hàng cho vay phát hiện bên vay dùng vốn vay để mua sắm tư liệu tiêu dùng nên đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, hợp đồng tín dụng được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vay nhận được thông báo của bên cho vay về việc chấm dứt hợp đồng tín dụng và bên vay phải trả nợ theo thời hạn mà bên cho vay đã ấn định, theo đó bên vay phải trả nợ vay trước thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Thứ ba, pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Theo căn cứ này thì khi tài sản bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác thì bên nhận bảo đảm được hưởng quyền ưu tiên thanh toán nợ vay từ số tiền thu được từ việc xử lý tài sản bảo đảm theo nguyên tắc ưu tiên thanh toán trong xử lý tài sản bảo đảm đã được pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định.

– Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm (thoả thuận này có thể được xác định trong hợp đồng bảo đảm, có thể do hai bên thoả thuận trước khi xử lý tài sản); nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đẩu giá theo quy định của pháp luật.

– Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Nguyên tắc này đòi hỏi bên xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trước khi xử lý tài sản phải thực hiện đầy đủ các thủ tục một cách công khai. Trong trường hợp bên bảo đảm dùng nhiều tài sản khác nhau để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ vay thì khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, bên nhận bảo đảm chỉ được xử lý số tài sản cần thiết tương ứng với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm; nếu xử lý quá số tài sản cần thiết và gây ra thiệt hại cho bên bảo đảm thì phải bồi thường thiệt hại.

Quyền truy đòi tài sản bảo đảm

Quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm
Quy định về quyền truy đòi tài sản bảo đảm

Quyền truy đòi tài sản bảo đảm theo Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 7. Quyền truy đòi tài sản bảo đảm

1. Quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm trong biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không thay đổi hoặc không chấm dứt trong trường hợp tài sản bảo đảm bị chuyển giao cho người khác do mua bán, tặng cho, trao đổi, chuyển nhượng, chuyển giao khác về quyền sở hữu; chiếm hữu, sử dụng hoặc được lợi về tài sản bảo đảm không có căn cứ pháp luật và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:

a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;

b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;

c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này;

d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.

3. Trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt tồn tại thì quyền truy đòi tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm không chấm dứt nhưng thực hiện theo quy định tại Điều 658 của Bộ luật Dân sự và quy định khác về thừa kế của Bộ luật Dân sự trong trường hợp bên bảo đảm là cá nhân chết hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể pháp nhân, phá sản trong trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân bị giải thể, bị tuyên bố phá sản.”

Thủ tục xử lý tài sản bảo đảm

Việc xử lý tài sản bảo đảm được thực hiện theo trình tự sau:

– Thông báo cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bảo đảm

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản bảo đảm phải thông báo bằng văn bản cho bên bảo đảm về việc xử lý tài sản bào đảm và đăng ký thông báo yêu cầu xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm (trong trường hợp đã đăng ký giao dịch bảo đảm). Trong văn bản này phải nêu rõ các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Lý do xử lý tài sản bảo đảm;

+ Giá trị nghĩa vụ được bảo đảm;

+ Loại tài sản bảo đảm sẽ xử lý;

+ Thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản bảo đảm.

– Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý

Trong trường hợp tài sản bảo đảo đang do bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ thì bên xử lý tài sản thông báo bằng văn bản cho một trong những người này về việc yêu cầu chuyển giao tài sản bảo đảm. Nếu hết thời hạn ấn định trong thông báo mà bên giữ tài sản bảo đảm không giao tài sản thì bên xử lý tài sản có quyền thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý hoặc yêu cầu tòa án giải quyết.

Khi thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm, bên xử lý tài sản có trách nhiệm:

+ Trong trường hợp người giữ tài sản bảo đảm là người thứ ba thì bên bảo đảm có trách nhiệm phối hợp với người xử lý tài sản thực hiện việc thu giữ tài sản bảo đảm.

+ Bên bảo đảm hoặc người thứ ba giữ tài sản bảo đảm phải chịu các chi phí hợp lý, càn thiết cho việc thu giữ tài sản bảo đảm; trong trường hợp không giao tài sản để xử lý hoặc có hành vi cản trở việc thu giữ hợp pháp tài sản bảo đảm mà gây thiệt hại cho bên nhận bảo đảm thì phải bồi thường.

+ Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đổi, cản trở, gây mất an ninh, trật tự noi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì bên xử lý tài sản có quyền yêu cầu uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm.

– Lập biên bản xử lý tài sản bảo đảm

Biên bản xử lý tài sản bảo đảm phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận tài sản bảo đảm, phương thức xử lý tài sản bảo đảm, quyền, nghĩa vụ của các bên và các thoả thuận khác.

Các bên phải thoả thuận về giá tài sản bảo đảm bị xử lý tại thời điểm xử lý tài sản và lập biên bản thoả thuận việc định giá tài sản. Trường hợp các bên không thoả thuận được về giá tài sản bảo đảm thì bên xử lý tài sản bảo đảm thuê tổ chức tư vấn, tổ chức chuyên môn xác định giá và quyết định giá xử lý tài sản theo giá mà tổ chức chuyên môn đưa ra hoặc theo giá quy ‘ định của nhà nước (nếu có).

5. Những trường hợp phải thẩm định giá khởi điểm của khoản nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu

– Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị ghi sổ bằng trái phiếu đặc biệt mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với tổ chức tín dụng bán nợ về giá khởi điểm.

– Khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường.

– Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu mà khi xác định giá khởi điểm để đấu giá, Công ty Quản lý tài sản không thỏa thuận được với bên bảo đảm về giá khởi điểm.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quyền truy đòi tài sản bảo đảm” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Ninh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Giấy phép bay flycam vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ để đáp ứng quyền của bên nhận bảo đảm có mục đích gì?

Khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc bên bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi đến hạn thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm.
Pháp luật về giao dịch bảo đảm đã có quy định về nhiều phương thức khác nhau và cho phép bên nhận bảo đảm có quyền lựa chọn một trong các phương thức đó để xử lý tài sản như: Tự nhận tài sản bảo đảm để khấu trừ nghĩa vụ; tự bán tài sản bảo đảm cho người thứ ba; yêu cầu bán đấu giá tài sản. Vì vậy, một cách chung nhất, có thể đưa ra khái niệm về xử lý tài sản bảo đảm như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một ttong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

Có những trường hợp nào xử lý tài sản bảo đảm?

– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
– Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo là bao nhiêu?

Theo nguyên tắc phòng ngừa rủi ro của ngân hàng, tỷ lệ cho vay trả góp trên tài sản đảm bảo từ 60 – 70% giá trị của tài sản đảm bảo. Đối với tài sản bằng bất động sản, tỷ lệ này có thể lên tới 75%. Tuy nhiên, đối với tình trạng đẩy mạnh hoạt động cho vay, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng thậm chí nâng tỷ lệ này lên tới 90 – 95%.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời