Năm 2022, trộm tro cốt tống tiền bị xử phạt ra sao

Vụ việc đào trộm mộ người thân để lấy tro cốt của người đã mất và dùng cách tống tiền người thân của người đã mất điều này gây phẫn nộ đối với tất cả mọi người. Xém xét loạt hành vi đào trộm mộ lấy tro cốt và hành vi tống tiền người khác đã cấu thành hai hành vi phạm tội khác nhau hoàn toàn riêng biệt, đó là tội xâm phạm mồ mả, hài cốt và tội cưỡng đoạt tài sản. Đào, phá mồ mả là hành vi huỷ hoại cũng như làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mà không còn nguyên vẹn như lúc đầu. Hành vi đào, phá mồ mả đã được thực hiện dưới nhiều hình thức cũng như phương thức khác nhau và với những động cơ, mục đích không giống nhau như hầu hết đều sẽ là vì để tống tiền người nhà của người đã khuất. Hành vi chiếm đoạt những đồ vật để ở trong ngôi mộ, trên mộ thường sẽ đi kèm với hành vi đào, phá mồ mả, nhưng sẽ có một số trường hợp người phạm tội không đào, phá mồ mả nhưng vẫn lấy hay chiếm đoạt các đồ vật để ở trong mộ, trên mộ. Ngoài hành vi đào, phá mồ mả thậm chí chiếm đoạt các đồ vật để ở trong mộ, trên những ngôi mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, tro cốt cũng sẽ bị coi là trái pháp luật và bị khép với tội danh xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt. Hãy tham khảo “Trộm tro cốt tống tiền bị xử phạt ra sao” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Cấu thành tội phạm xâm phạm đến người đã chết

Xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt được xác định là những hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt.

Chủ thể của tội phạm: Người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và phải từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015.

Khách thể của tội phạm: Tội danh này xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người chết; qua đó xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Mặt chủ quan: người phạm tội với lỗi cố ý, có thể xuất phát từ những động cơ, mục đích khác nhau như vụ lợi, trả thù cá nhân, mê tín, dị đoan…

Mặt khách quan: người phạm tội thực hiện một trong các hành vi:

  • Đào, phá mồ mả: huỷ hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm cho mồ mà không còn nguyên vẹn như trước.
  • Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ.
  • Hành vi khác xâm phạm đến thi thể, mồ mả, hài cốt

Trộm tro cốt tống tiền bị xử phạt ra sao?

Năm 2022, trộm tro cốt tống tiền bị xử phạt ra sao
Năm 2022, trộm tro cốt tống tiền bị xử phạt ra sao

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, cụ thể:

Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

Biện pháp dân sự

Bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự; thì người có hành vi xâm phạm mồ mả sẽ phải bồi thường về dân sự; cho gia đình người bị xâm phạm về chi phí khắc phục thiệt hại; thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra… theo quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2015.

“Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Xử phạt hành chính khi trộm tro cốt tống tiền

Căn cứ Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.”

Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Theo đó, người có hành vi trộm tro cốt để tống tiền người khác sẽ bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như trên.

Hành vi cưỡng đoạt tài sản

Căn cứ theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội cưỡng đoạt tài sản quy định:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu”

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01- 05 năm.

Mức phạt cao nhất đối với tội này có thể bị phạt lên đến 20 năm tù. 

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, người đào mộ, trộm hài cốt không những bị xử lý về Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo Điều 319 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt có thể lên tới 07 năm tù; mà còn bị xử lý về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 đối với hành vi đe dọa, “tống tiền” gia đình của người đã mất với mức phạt có thể lên tới 20 năm tù.

“Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt

1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Trộm tro cốt tống tiền bị xử phạt ra sao” Luật sư Bắc Ninh tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, Thay đổi họ tên con sau khi ly hôn, soạn thảo văn bản cam kết tài sản chung… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Ninh thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Tự ý đào mồ, bốc hài cốt sẽ bị xử lý như thế nào?

Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Doạ đốt hài cốt tống tiền người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người có hành vi doạ đốt hài cốt để tống tiền người khác sẽ bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như trên.

Tự ý đào mồ, bốc hài cốt sẽ bị xử lý như thế nào?

Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời