Giết người yêu cũ vì mâu thuẫn tình cảm bị truy tố trách nhiệm hình sự ra sao tại Bắc Ninh

Tối hôm qua (25/10/2022) đã có một vụ thảm án đã xảy ra trên đường Nguyễn Gia Thiều tại thành phố Bắc Ninh đang chấn động cả cộng đồng mạng. Theo kẻ sát nhân do cho biết người bị hại và kẻ giết người có mâu thuẫn về mặt tình cảm và cô gái đã chết đã xúc phạm danh dục nhân phẩm của hắn. Vậy hành động giết người yêu cũ vì mâu thuẫn tình cảm bị truy tố trách nhiệm hình sự ra sao và sẽ bị Nhà nước xử phạt như thế nào? Hãy tham khảo “Giết người yêu cũ vì mâu thuẫn tình cảm bị truy tố trách nhiệm hình sự ra sao tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự 2015

Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội giết người

Mặt khách quan của tội giết người

Hành vi khách quan của tội giết người là hành vi dùng mọi thủ đoạn nhằm làm cho người khác chấm dứt cuộc sống. Tuy nhiên, cần phân biệt với các trường hợp: nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát; nếu vì vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng mà làm chết người khác thì cấu thành tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hành vi làm chết người được thực hiện thông qua các hình thức hành động hoặc không hành động:Hành động thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, dùng gạch ném… tác động vào thân thể nạn nhân nhằm tước bỏ tính mạng người đó; không hành động là việc người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính mạng của người khác… nhằm giết người khác. Thông thường tội phạm được thực hiện trong trường họp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp.

Hành vi của người phạm tội giết người có thể có hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí:Không sử dụng vũ khí hoặc hung khí là trường hợp người phạm tội chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm, đá, bóp cổ… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sông…; có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác. Trường họp này người phạm tội có sử dụng các công cụ phạm tội như: Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc,… hoặc các tác nhân gây chết khác như thuốc độc, điện …

Hành vi giết người được thể hiện dưới hình thức dùng vũ lực hoặc không dùng vũ lực: dùng vũ lực là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội) tác động lên thân thể nạn nhân. Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng các hình thức: trựctiếp dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ, …; thực hiện gián tiếp thông qua phương tiện vật chất (có công cụ, phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng bắn…;Không dùng vũ lực nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào…

Hậu quả: Hậu quả do hành vi của tội phạm giết người gây ra là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không. Một số trường hợp, việc dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xô nạn nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe ôtô chạy dẫn đến bị xe cán chết…) vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. Đây có thể xem là hậu quả gián tiếp.

Thông thường đối với trường hợp giết người với lồi cố ý gián tiếp thì hậu quả đế đâu xử lý đế đó (nếu có hậu quả chết người thì xử ý tội giết người, nếu nạn nhân không chết thì xử lý tội cố ý gây thương tích).

Mối quan hệ nhân quả: hành vi giết người luôn có trước hậu quả chết người (không có trường hợp ngược lại hậu quả chết người mới thực hiện hành vi. Ví dụ đâm, chém thử thi mà biết rõ người đó đã chết). Hành vi phải chứa đựng khả năng gây ra hậu quả chết người. Ví dụ: A dùng dao đâm vào cổ B là hành vi chứa đựng khả năng gây chết người và như vậy hành của A và cái chết của B có quan hệ nhân quả. Ngược lại A đánh B bị thương, B được mọi người chở đi bệnh viện, trong quá trình sơ cứu bác sĩ tiêm nhầm thuốc, B tử vong. Pháp y kết luận nạn nhân tử vong do bị sốc thuốc. Mặc dù A có hành vi đánh B và hậu quả chết người đã xảy ra nhưng A không phạm tội giết người vì hành vi của A không có quan hệ nhân quả với cái chết của B. Nói cách khác hành vi của A không chứa đựng khả năng gây ra chết người. Hậu quả chết người phải là kết quả của hành vi giết người chứ không phải kết quả của của những nguyên nhân khác.

Mặt chủ quan của tội giết người

Người phạm tội giết người luôn thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

Giết người với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp một người nhận thức hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức hậu quả chết người sẽ xảy ra và mong muốn cho hậu quả chết người xảy ra.

Giết người với lồi cố ý gián tiếp là trường hợp một người nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

Khách thể của tội giết người

Hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người.

Chủ thế của tội giết người

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thể của tội giết người.Theo quy định tại Điều 12 của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Tội cố ý giết người

Từ những lời khai mà hung thủ đã khai với cơ quan chức năng có thể khẳn định rẳng đây là hành động cố ý giết người được căn cứ theo Điều 123 về tội giết người được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015:

“Điều 123. Tội giết người

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết 02 người trở lên;

b) Giết người dưới 16 tuổi;

c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người

Giết người yêu cũ vì mâu thuẫn tình cảm bị truy tố trách nhiệm hình sự ra sao tại Bắc Ninh
Giết người yêu cũ vì mâu thuẫn tình cảm bị truy tố trách nhiệm hình sự ra sao tại Bắc Ninh

Căn cứ tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trach nhiệm hình sự về tội giết người như sau:

“Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.”

Như vậy, hung thủ trong vụ án tại Bắc Ninh có thể chịu mức án từ 12 – 20 năm và có khả năng là tù chung thân và nặng nhất là hình phạt tử hình. Tuy nhiên, dây chỉ là ý kiến chủ quan của Luật sư Bắc Ninh chúng tôi đưa ra dựa theo những điều luật mà Nhà nước đã đưa ra nhưng cũng vẫn phải chờ thêm kết quả điều tra của cơ quan chức năng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Giết người yêu cũ vì mâu thuẫn tình cảm bị truy tố trách nhiệm hình sự ra sao tại Bắc Ninh“ của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì, Tờ khai trích lục kết hôn, Đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, Soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương, kết hôn khi đã có con riêng …. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi của tội cố ý giết người nhưng không thành bị xử lý ra sao?

Người có hành vi của tội cố ý giết người nhưng không thành vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
Để có thể xác định được người có hành vi cố ý giết người nhưng không thành có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì phải căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
– Phạm tội chưa đạt là có hành vi cố ý thực hiện tội phạm nhưng lại không thể thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người đã phạm tội.
– Và người phạm tội nhưng chưa đạt thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm nhưng chưa đạt ấy.
Giả sử người thực hiện hành vi cố ý giết người đã thỏa mãn đủ các dấu hiệu về tội phạm giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự, mà hậu quả là người bị giết không chết thì người đó vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật về tội phạm chưa đạt của mình.
Hình phạt cụ thể đối với tội cố ý giết người không thành
Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội giết người, hình phạt cao nhất mà người đã phạm tội phải chịu là phạt tù từ 12 năm cho đến 20 năm, tù chung thân hoặc hình phạt tử hình.
Và quyết định hình phạt về phạm tội chưa đạt cũng được quy định cụ thể trong Điều 57 Bộ luật Hình sự như sau:
– Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt thì hình phạt sẽ được quyết định theo những điều luật của Bộ luật Hình sự về tội phạm tương ứng theo các tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, và cả mức độ thực hiện ý định phạm tội cũng như những tình tiết khác mà làm cho tội phạm này không được thực hiện cho đến cùng.
– Cụ thể đối với trường hợp phạm tội chưa đạt thì nếu như điều luật áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc là hình phạt tử hình thì sẽ áp dụng phạt tù đối với người phạm tội không quá 20 năm tù giam, còn nếu là hình phạt tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng sẽ là không quá ba phần tư mức phạt tù của điều luật quy định.
Như vậy, căn cứ theo các quy định cụ thể trên thì đối với tội cố ý giết người không thành thì hình phạt cao nhất mà khung điều luật áp dụng cho tội này là từ 12 năm cho đến 20 năm, tù chung thân hoặc hình phạt tử hình.
– Cụ thể nếu như khung hình phạt được áp dụng cho tội giết người của người phạm tội là 12 năm tù cho đến 20 năm tù trong điều luật thì người phạm tội có thể chịu hình phạt cao nhất là tù có thời hạn là từ 9 năm cho đến 15 năm do giết người không thành.
– Nếu như khung hình phạt được áp dụng cho tội giết người của người phạm tội là tử hình hoặc chung thân thì người phạm tội có thể chịu hình phạt cao nhất là  20 năm tù giam do giết người không thành.

Giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì phải chịu tội gì?

Thứ nhất: Đối với tội cướp tài sản: luật mô tả “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” và được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Do có ý định chiếm đoạt tài sản của em bạn nên bạn của em bạn đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực. Dao là hung khí nguy hiểm được cậu bạn sử dụng để đâm em trai nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy và toàn bộ số tiền trong ví tổng giá trị 100 triệu đồng. Như vậy, hành vi tước đoạt tính mạng em bạn đã xâm hại quan hệ nhân thân và nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản – xâm hại quan hệ sở hữu.
Việc cậu bạn đâm 3 nhát vào ngực em trai bằng dao, tức là cậu bạn đã dùng vũ lực đối với em bạn. Hơn nữa lỗi của cậu bạn là lỗi cố ý trực tiếp và có mục đích thỏa mãn mặt khách quan của cấu thành tội phạm tội cướp tài sản.
Thứ hai: Đối với tội giết người: là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác. Từ đó, dấu hiệu pháp lý là mặt khách quan, mặt chủ quan, nếu thỏa mãn đầy đủ các dấu hiện này thì là tội phạm của tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
– Mặt khách quan: Theo thông tin thì cậu bạn đã cầm dao đâm liên tiếp 3 nhát vào ngực em bạn, như vậy cậu bạn đã có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng. Thực hiện bằng hành động đâm dao nhiều nhát vào ngực em bạn, làm chấm dứt sự sống. Vậy hành vi của cậu bạn thỏa mãn mặt khách quan của tội phạm.
– Mặt chủ quan của tội phạm: Có thể thấy cậu bạn hoàn toàn ý thức được việc đâm em bạn thì hậu quả em bạn chết có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích cậu bạn đó vẫn thực hiện hành vi. Hơn nữa, vị trí tấn công là vùng ngực – vùng xung yếu trên cơ thể người, với cường độ tấn công là đâm liên tiếp ba nhát. Từ đó thấy hành vi của là cậu bạn cố ý trực tiếp. Thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm.
Thông tin bạn cùng cấp cho phía công ty chúng tôi không có nói bạn của em mình là người chưa thành niên theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, hay bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi quy định tại Điều 21  Bộ luật Hình sự. Nên chúng tôi sẽ coi bạn của em trai bạn là chủ thể có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Do đó, cậu bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về những hành vi mà mình đã gây ra.
Tuy nhiên, có 1 chi tiết là em bạn được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên không chết mà chỉ bị thương, tỉ lệ thương tật là 50%. Theo Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về phạm tội chưa đạt quy định: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”. Do đó, cậu bạn đã phạm tội chưa đạt đối với hành vi giết người.
Như vậy, có thể khẳng định hành vi của cậu bạn phạm tội giết người chưa đạt và phạm tội cướp tài sản. Và cậu bạn đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự khi bạn đưa vụ án ra Tòa án để Tòa án thụ lý và giải quyết.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời