Chấm dứt hôn nhân là gì theo quy định chi tiết 2022

Hôn nhân được coi là một trạng thái pháp lí, được xác lập bởi các hành vi pháp lí của các cá nhân và của cơ quan hữu quan. Quan hệ hôn nhân sẽ tồn tại lâu dài, bền vững, bên cạnh đó nó có thể mang tính chất vĩnh cửu hoặc chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định bởi phụ thuộc bởi ý chí và tình cảm của đôi bên, sự biến khách quan mà không dựa vào quan hệ huyết thống như các loại các quan hệ khác. Khi hôn nhân xảy ra một vấn đề lớn mà cả hai bên không thể giải quyết được thì sẽ đi đến quyết định chung là chấm dứt mối quan hệ hôn nhân này. Hãy tham khảo “Chấm dứt hôn nhân là gì” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015
  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Chấm dứt hôn nhân là gì?

Chấm dứt hôn nhân là Kết thúc sự tồn tại của quan hệ hôn nhân trước pháp luật. Hôn nhân là một trạng thái pháp lý, được xác lập bởi hành vi pháp lý của các cá nhân và của cơ quan hữu quan. Quan hệ này tồn tại lâu dài, bền vững, song nó không mang tính chất vĩnh cửu mà chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Khi những người tham gia muốn thay đổi trạng thái đó thì quan hệ này sẽ chấm dứt theo quyết định của tòa án.

Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

– Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là sự kiện pháp lý mà khi xuất hiện thì quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có thể phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt.

Sự kiện pháp lý có thể là sự biến pháp lý hoặc hành vi pháp lý.

– Căn cứ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình cần phải có sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, kết hôn được xem là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Các trường hợp chấm dứt quan hệ hôn nhân theo quy định pháp luật.

Chấm dứt hôn nhân là gì theo quy định chi tiết
Chấm dứt hôn nhân là gì theo quy định chi tiết

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân trong ly hôn

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân trong ly hôn như sau:

“Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn

  1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
  2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.”

Theo quy định tại khoản 2, Điều 282 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì bản án sơ thẩm của Tòa án nếu không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Như vậy, thời điểm chấm dứt hôn nhân trong ly hôn là thời điểm có hiệu lực của bản án hoặc quyết định cho ly hôn. Bản án hoặc quyết định cho ly hôn có tác dụng thiết lập một tình trạng pháp lý mới không tồn tại trước đó cũng như thiết lập các quyền mới của bên này hoặc bên kia.

Thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc một bên bị Tòa án tuyên bố đã chết

Căn cứ theo Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chấm dứt quan hệ hôn nhân do vợ, chồng chết hoặc một bên bị Tòa án tuyên bố đã chết là trường hợp đặc biệt chấm dứt hôn nhân như sau:

“Điều 65. Thời điểm chấm dứt hôn nhân

Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.”

Như vậy, thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân là thời điểm vợ hoặc chồng chết hoặc một trong hai bên bị Tòa án tuyên bố đã chết. Việc giải quyết tài sản của vợ chồng khi một bên đã chết được thực hiện theo quy định pháp luật.

Quan hệ vợ chồng hoàn toàn chấm dứt

Ly hôn thuận tình

Quyết định ly hôn có hiệu lực theo quy định tại khoản 1 Điều 213 Bộ luật Tố tụng dân sự:

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Như vậy, nếu vợ chồng ly hôn thuận tình, quyết định ly hôn thuận tình sẽ có hiệu lực pháp luật sau khi được ban hành. Do đó, ngày sau khi được ban hành quyết định ly hôn thuận tình, việc ly hôn của hai vợ chồng đã chính thức có hiệu lực, vợ chồng thật sự đã chấm dứt quan hệ hôn nhân, gia đình.

Ly hôn đơn phương

Khoản 1 Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ:

Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Đồng thời, khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự cũng quy định:

Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Theo các quy định này, nếu bản án ly hôn hết thời hạn kháng cáo (15 ngày kể từ ngày tuyên án) và hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát (15 ngày nếu Viện kiểm sát cùng cấp kháng nghị; 01 tháng nếu Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị) mà không có kháng cáo hoặc kháng nghị thì sẽ chính thức có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì sau khi Tòa án ra quyết định ly hôn, việc ly hôn của vợ chồng có hiệu lực ngay; nếu là đơn phương ly hôn thì sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, không có kháng cáo của vợ chồng hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp thì bản án ly hôn sẽ có hiệu lực pháp luật.

Đồng nghĩa, trong thời gian nêu trên, quan hệ vợ chồng sẽ hoàn toàn chấm dứt.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Chấm dứt hôn nhân là gì“ của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đăng ký kết hôn đối với người từng ly hôn…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quan hệ tài sản được giải quyết như thế nào khi vợ, chồng bị tuyên bố mất tích trở về?

Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó.
Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn.

Hồ sơ ly hôn khi một bên ngoại tình gồm những gì?

Đơn xin ly hôn (nếu hai người thuận tình thì đơn của vợ; hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương; hoặc đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài);
Bản sao Giấy CMND/ CCCD (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có công chứng bản chính);
Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có); trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện;
Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);
Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);
Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ); thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã xóa tên trong hộ khẩu;
Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam; thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú; nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời