Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, cá nhân, tổ chức không thuộc các trường hợp cấm thành lập doanh nghiệp để kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà pháp luật cho phép kinh doanh, sản xuất. Hiện nay, nhiều người thắc mắc kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự là gì? Có thể hiểu đơn giản mật mã dân sự là sản phẩm dùng để bảo mật đối với những thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước. Việc cá nhân hay tổ chức muốn kinh doanh sản phẩm này thì phải đáp ứng những điều kiện luật định, cụ thể tại Luật An toàn thông tin mạng. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự là gì nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thông tin mạng 2015 

Mật mã dân sự là gì?

Căn cứ khoản 18 Điều 3 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về mật mã dân sự:

“18. Mật mã dân sự là kỹ thuật mật mã và sản phẩm mật mã được sử dụng để bảo mật hoặc xác thực đối với thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.”

Sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự là gì?

Căn cứ Điều 30 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:

“1. Sản phẩm mật mã dân sự là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin không thuộc phạm vi bí mật nhà nước.

2. Dịch vụ mật mã dân sự gồm dịch vụ bảo vệ thông tin sử dụng sản phẩm mật mã dân sự; kiểm định, đánh giá sản phẩm mật mã dân sự; tư vấn bảo mật, an toàn thông tin mạng sử dụng sản phẩm mật mã dân sự.”

Kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự cần đáp ứng các điều kiện gì?

Căn cứ Điều 31 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:

“1. Doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự thuộc Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

2. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin;

b) Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;

c) Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

d) Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;

đ) Có phương án kinh doanh phù hợp.

3. Sản phẩm mật mã dân sự phải được kiểm định, chứng nhận hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

4. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự phải nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

5. Chính phủ ban hành Danh mục sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và quy định chi tiết Điều này.”

Theo đó, muốn kinh doanh sản phẩm, mật mã dân sự thì doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Và doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như sau để được cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

  • Có đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin;
  • Có hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với quy mô;
  • Có phương án kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
  • Có phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng;
  • Có phương án kinh doanh phù hợp.
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự

Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Căn cứ Điều 32 Luật An toàn thông tin mạng 2015 về Trình tự, thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự:

“1. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được lập thành hai bộ, gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;

c) Bản sao văn bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về bảo mật, an toàn thông tin của đội ngũ quản lý, điều hành, kỹ thuật;

d) Phương án kỹ thuật gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm;

đ) Phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình quản lý và cung cấp sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;

e) Phương án kinh doanh gồm phạm vi, đối tượng cung cấp, quy mô số lượng sản phẩm, dịch vụ hệ thống phục vụ khách hàng và bảo đảm kỹ thuật.

3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự có thời hạn 10 năm.”

Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

(Tên doanh nghiệp)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ………..………, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Kính gửi: Ban Cơ yếu Chính phủ.

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép (viết bằng tiếng Việt): ………………………………………

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): …………………………………………..

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): ……………………………………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính:…………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………………… Fax: ……………………………………………….

Email:……………………………………………… Website: …………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/giấy tờ khác có giá trị tương đương:  

do:………………………………………… cấp ngày: …………………………………………………..

Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: ……………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………….

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: …………………………………………………………………………..
cấp ngày………………………… tại …………………………………

Đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự như sau:

1. Danh Mục các sản phẩm mật mã dân sự xin cấp phép kinh doanh

STTTên nhóm sản phẩmTiêu chuẩn, đặc tính kỹ thuậtPhạm vi, lĩnh vực cung cấp
1   
2   

2. Danh Mục các dịch vụ mật mã dân sự xin cấp phép kinh doanh

STTTên dịch vụPhạm vi, lĩnh vực cung cấp
1  
2  

Tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các thông tin đã cung cấp và cam kết thực hiện đúng các quy định về kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự tại Luật an toàn thông tin mạng.

 ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 02

(Tên doanh nghiệp)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ………..………, ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Sửa đổi, bổ sung/cấp lại/gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự

Kính gửi: Ban Cơ yếu Chính phủ.

Tên doanh nghiệp đề nghị cấp phép (viết bằng tiếng Việt): ……………………………………..

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài (nếu có): …………………………………………

Tên doanh nghiệp viết tắt (nếu có): ……………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:…………………………………… Fax: …………………………………………………….

Email:………………………………………… Website: ………………………………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/giấy tờ khác có giá trị tương đương:  
do:………………………………………………….. cấp ngày: ……………………………………….

Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự số:………………………… do Ban Cơ yếu Chính phủ cấp ngày:  

Họ và tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………….

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………..

Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:……………………………… cấp ngày …………………….
tại ………………………………………………………………………………………………..

Lý do đề nghị: ……………………………………………………………………………………………………

(ghi rõ lý do đề nghị sửa đổi, bổ sung/cấp lại/gia hạn Giấy phép)

Đề nghị Ban Cơ yếu Chính phủ: …………………………………………………………………………..

(ghi rõ yêu cầu sửa đổi, bổ sung/cấp lại gia hạn Giấy phép)

Tôi/chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác của các thông tin đã cung cấp và cam kết thực hiện đúng các quy định về kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự tại Luật An toàn thông tin mạng.

 ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Mẫu số 03

BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:       /GPKDMMDS-BCY………, ngày … tháng … năm …

GIẤY PHÉP KINH DOANH
SẢN PHẨM, DỊCH VỤ MẬT MÃ DÂN SỰ

TRƯỞNG BAN BAN CƠ YẾU CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật an toàn thông tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số………… ngày…. tháng…. năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;

Xét hồ sơ đề nghị cấp/cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại/gia hạn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự của ……………………..1;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép…………………………………………………………………………………………… 1

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………… Fax: …………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số:………. do…………………… cấp ngày…. tháng….năm……;

Được kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự theo Danh Mục kèm theo Giấy phép này.

Điều 2. …………………………1 phải thực hiện đúng các quy định của Luật an toàn thông tin mạng và Nghị định số …. ngày … tháng … năm 2016 của Chính phủ quy định chi Tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự.

Điều 3. Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự này có thời hạn từ ngày … tháng … năm … đến hết ngày … tháng … năm….;2 thay thế cho Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự số ……/GPKDMMDS-BCY ngày … tháng … năm … của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ./.

Nơi nhận:
– ……
– ……
TRƯỞNG BAN
(Ký tên và đóng dấu)

_______________

Tên doanh nghiệp được cấp phép.

2 Sử dụng trong trường hợp cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại/gia hạn Giấy phép.

Dịch vụ xin cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự tại Luật sư Bắc Ninh

Với 8 năm kinh nghiệm trong kinh doanh, giúp đỡ nhiều Doanh nghiệp trong quá trình thành lập và hỗ trợ Doanh nghiệp xin cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự theo yêu cầu, quý khách sẽ có được những dịch vụ tư vấn tuyệt vời khi lựa chọn Luật sư Bắc Ninh như sau:

  • Được báo giá trọn gói và cam kết không phát sinh;
  • Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ). 
  • Cung cấp hồ sơ rất đơn giản 
  • Được hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý, tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Bắc Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Giá thu hồi đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2016/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt như sau:
Thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra viên cơ yếu đang thi hành công vụ có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Chánh Thanh tra cơ yếu, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền mức tối đa không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền mức tối đa không quá 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền mức tối đa không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
5. Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Khoản 4, 5, 6, 7 Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, Khoản 4 Điều 45 của Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực mật mã dân sự được quy định tại Nghị định này.
Như vậy, người có quyền xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi là Chánh Thanh tra cơ yếu, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền.

Việc không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi sẽ bị xử phạt thế nào?

Theo điểm c khoản 1, khoản 4 Điều 8 Nghị định 58/2016/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm các quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự như sau:
Xử lý vi phạm các quy định về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và sử dụng sản phẩm mật mã dân sự
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
b) Tẩy xóa, sửa chữa các nội dung trong Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự hoặc Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự;
c) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung khi thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự;

4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, b Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 3 Điều này.

Theo quy định trên, việc không làm thủ tục sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự khi thuộc trường hợp phải sửa đổi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Đồng thời còn bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Việc sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật An toàn thông tin mạng 2015 quy định về sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự như sau:
Sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn, tạm đình chỉ và thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
1. Việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép tại Ban Cơ yếu Chính phủ. Hồ sơ được lập thành hai bộ, gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
c) Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự đã được cấp;
d) Phương án kỹ thuật, phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng, phương án kinh doanh đối với sản phẩm, dịch vụ bổ sung theo quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 32 của Luật này trong trường hợp doanh nghiệp đề nghị bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự, ngành, nghề kinh doanh;
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định, sửa đổi, bổ sung và cấp lại Giấy phép cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định trên, việc sửa đổi Giấy phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép thay đổi tên, thay đổi người đại diện theo pháp luật hoặc thay đổi, bổ sung sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời