Mẫu đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết năm 2022

Hiện nay ở một số trường hợp đăng biệt, những cá nhân cần phải có giấy xác nhận quan hệ với người đã mất. Để thực hiện được thủ tục này, người có yêu cầu xác nhận cần chuẩn bị đủ hồ sơ và nộp nó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp Giấy xác nhận quan hệ với người đã mất. Giấy xác nhận quan hệ với người đã mất còn gọi là giấy xác nhận nhân thân. Đây được xem là loại giấy tờ chứng minh nhân thân cần thiết cho các cá nhân bị thất lạ giấy tờ tùy thân như thẻ căn cước công dân, giấy phép lái xe, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ xác định danh tính khác. Khi muốn nhận lại người thân đã mất của mình họ cần phải có đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết đó. Hãy tham khảo “Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hộ tịch 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Nội dung mẫu giấy xác nhận quan hệ với người đã mất

+ Quốc hiệu – tiêu ngữ

+ Có dán ảnh 4cm x 6cm và có đóng dấu giáp lai của cơ quan công an có thẩm quyền.

+ Thông tin cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhân thân cho người có yêu cầu.

+ Họ và tên người khai (người xin xác nhận nhân thân) theo giấy khai sinh.

+ Ngày tháng năm sinh của người có yêu cầu xin xác nhận nhân thân theo giấy khai sinh.

+ Nguyên quán của người xin xác nhận nhân thân

+ Thông tin địa chỉ hộ khẩu thường trú của cá nhân xin xác nhận.

+ Nơi ở hiện tại của người xin xác nhận

+ Họ và tên của cha và mẹ của người xin xác nhận

+ Lý do ngắn gọn vì sao làm đơn xin xác nhận nhân thân

+ Phần xác nhận của cơ quan công an (phải có chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền)

Hướng dẫn viết đơn xin xác nhận quan hệ với người đã mất

Mẫu đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết năm 2022
Mẫu đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết năm 2022

Đơn xin xác nhận quan hệ với người đã mất hay giấy xác nhận nhân thân để có hiệu lực pháp lý và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận thí bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:

– Về phần mở đầu của đơn, người soạn đơn phải ghi tên quốc hiệu và tiêu ngữ, sau đó ghi to và rõ ràng tên tiêu đề của đơn là ” ĐƠN XÁC NHẬN NHÂN THÂN VỚI NGƯỜI ĐÃ MẤT “.

– Chuẩn bị ảnh chân dung có kích cỡ 4 cm × 6 cm, dán vào ô chữ nhật nhỏ góc bên trái đầu đơn và yêu cầu có đóng dấu giáp lai của cơ quan công an có thẩm quyền.

– Về mục kính gửi, người viết đơn ghi tên, thông tin của cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhân thân cho người có yêu cầu.

– Về phần thông tin cá nhân: người làm đơn cần ghi rõ các thông tin sau đây:

  • Họ và tên người khai (người xin xác nhận nhân thân) theo đúng chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc giấy khai sinh;
  • Ngày tháng năm sinh của người có yêu cầu xác nhận nhân thân theo chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy khai sinh;
  • Nguyên quán của người xin xác nhận nhân thân;
  • Thông tin địa chỉ hộ khẩu thưởng trú của cá nhân xin xác nhận;
  • Nơi ở hiện tại của người xin xác nhận;
  • Họ và tên của cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, … của người xin xác nhận;

– Về phần lý do xin xác nhận: người viết cần gi cụ thể, ngắn gọc vì sao là đơn xin xác nhận nhân thân, đây là căn cứ để cơ quan có thảm quyền quyết định giải quyết và cấp giấy xác nhận nhân thân với người đã mất.

– Về phần tài liệu đính kèm: cung cấp đầy đủ các tài liệu như sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dâm của người làm đơn; giấy chứng tử và giấy tờ khác có liên quan.

– Về phần xác nhận: Phần xác nhận của cơ quan công an phải có chữ ký và đóng dấu của người có thẩm quyền.

Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết

Những lưu ý cần phải biết khi viết đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết

  • Giấy xác nhận nhân thân bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan công an nơi người xin xác nhận có hộ khẩu thường trú.
  • Khi sử dụng giấy xác nhận nhân thân để đi máy bay, quý vị chú ý giấy này sẽ chỉ được áp dụng đối với những chuyến bay nội địa.
  • Giấy xác nhận nhân thân phải đúng theo thể thức của văn bản hành chính và phải có đầy đủ những thông tin theo yêu cầu về có ảnh đóng dấu giáp lai, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, lý do xin xác nhận, xác nhận của cơ quan công an..
  • Khi sử dụng giấy xác nhận nhân thân bắt buộc phải là bản gốc và có thời hạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận; mọi giấy xác nhận nhân thân là bản sao có công chứng chứng thực cũng sẽ không được sử dụng dù là với mục đích gì.

Thủ tục xin xác nhận quan hệ với người đã mất

– Để xin xác nhận quan hệ với người đã mất, người có yêu cầu cần làm hồ sơ xin xác nhận quan hệ với người đã mất. Hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người yêu cầu xin xác nhận;

+ Sổ hộ khẩu;

+ Giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận đã chết, giấy báo tử;

+ Các văn bản, giấy tờ khác có liên quan thể hiện, chứng minh quan hệ giữa người làm đơn và người đã chết, …

– Địa điểm nộp hồ sơ: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ trong bộ hồ sơ, người có yêu cầu sẽ nộp đơn lên Ủy ban nhân dân xã, phường. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận trong trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

– Sau khi nhận hồ sơ từ người có yêu cầu, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 ngày. 

– Khi làm giấy xác nhận quan hệ nhân thân với người đã mất, cá nhân cần lưu ý một số vấn đề như sau: Giấy xác nhận nhân thân bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan công an nơi người xin xác nhận có hộ khẩu thường trú;

+ Khi sử dụng giấy xác nhận nhân thân để đi máy bay, quý khách hàng chú ý giấy này chỉ được áp dụng đối với những chuyến bay nội địa;

+ Giấy xác nhận nhân thân phải đúng theo thể thức của văn bản hành chính và phải có đầy đủ những thông tin theo yêu cầu về có ảnh đóng dấu giáp lai, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, lý do xin các nhận, xác nhận của cơ quan công an;

+  Khi sử dụng giấy xác nhận nhân thân bắt buộc phải có bản gốc và có thời hạn trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận; mọi giấy xác nhận nhân thân là bản sao có công chứng chứng thực cũng sẽ không được sử dụng dù là với mục đích gì.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Đơn xin xác nhận nhân thân với người đã chết” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Trích lục hồ sơ địa chính… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi liên hệ

Xác nhận nhân thân với người đã mất như thế nào?

Để xác nhận một người là đã chết hay xác nhận mối quan hệ nhân thân với người đã chết, cá nhân cần xem xét tùy từng trường hợp để gửi đơn tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cuối cùng người chết cư trú hay Ủy ban nhân dân cấp xã hiện tại mình đang cư trú.

Hồ sơ xin xác nhận quan hệ với người đã mất gồm những giấy tờ gì?

– Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân của người làm đơn;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy chứng từ, hoặc giấy xác nhận đã chết, giấy báo tử, các văn bản, giấy tờ khác có liên quan thể hiện, chứng minh quan hệ giữa người làm đơn và người đã chết,…
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn xác nhận là ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Thời gian giải quyết thủ tục là 5 – 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu được quy định như thế nào?

Căn cứ Mục 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP, thủ tục khai tử cho người đã chết từ lâu tiến hành như sau:
– Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đăng ký khai tử gồm:
Tờ khai đăng ký khai tử;
Giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế Giấy báo tử hoặc giấy tờ tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
Văn bản ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai tử.
Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền ( Điều 2 Thông tư 04/2020/TT-BTP).
Người đi đăng ký khai tử phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền khai tử (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa hoàn thiện).
Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì xuất trình giấy tờ chứng minh nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể của người chết.
– Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
– Bước 3: Giải quyết khai tử
Ngay sau khi nhận giấy tờ, nếu thấy việc khai tử đúng, Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Nếu khai tử đúng hạn, người dân sẽ không phải nộp lệ phí. Trường hợp khai tử quá hạn, mức lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định( Điều 3 Thông tư 85/2019/TT – BTC).

Đánh giá post

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời