Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quy định năm 2022

Vệ sinh an toàn thực phẩm ngày nay được Nhà nước quản lý rất sát xao và đặt ra những quy định nghiêm ngặt để quản lý về mảng vệ sinh này. Khi muốn mở một nhà hàng để kinh doanh buôn bán về mảng thực phẩm pháp luật đã đề ra những đối tượng phải xin giấy phép. Bên cạnh đó, nếu như cố tình không xin giấy phép sẽ phải chịu những chế tài đã đề ra trong bộ luật và nghị định. Hãy tham khảo “Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010
  • Bộ luật Hình sự 2015
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP 

Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:

Điều 11. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này.”

Và cũng theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

“Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ đăng ký giấy pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quy định chi tiết
Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm quy định chi tiết

Hồ sơ đăng ký giấy pháp vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm:

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh;

Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh;

+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù;

Bản cam kết đảm bảo giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;

Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thứcveej sinh an toàn thực phẩm của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

Giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm;

Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận 

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ cơ sở hoặc người được ủy quyền nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Theo mẫu).
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • 01 bản thuyết minh về cơ sở vật chất (bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất kinh doanh; mô tả quy trình chế biến thực phẩm), trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kimh doanh thực phẩm do sở y tế cấp huyện trở lên cấp
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cảu chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời gian 05-10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc cần sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Thẩm định cơ sở

Sau khi xem xét hồ sơ nếu thấy hồ sơ hợp lệ; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiến hành hoạt động thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Sau quá trình kiểm tra hồ sơ pháp lý và thẩm định trực tiếp tại cơ sở.

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm .

Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm; biên bản thẩm định ghi rõ phải chờ hoàn thiện phải ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 60 ngày. Sau khi cơ sở báo cáo hoàn thiện; đoàn thẩm định sẽ tiến hành thẩm định lại các nội dung chưa đạt.

Nếu cơ sở không đạt yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm; cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý địa phương để giám sát; và yêu cầu cơ sở không được tiếp tục hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận.

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế

Mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Trung tâm y tế dự phòng

Một số lệ phí xin giấy phép an toàn thực phẩm

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm lần đầu: 150.000 đồng/lần.

– Lệ phí cấp lại (gia hạn) giấy chứng nhận đủ điều kiện vsattp: 150.000 đồng/lần.

– Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/người

Phí thẩm định cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm 1.000.000 đồng/lần/cơ sở.
  • Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
    • Phục vụ dưới 200 suất ăn: 700.000 đồng/lần/CƠ SỞ;
    • Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên: 1.000.000 đồng/lần/CƠ SỞ.
  • Thẩm định Cơ sở sản xuất thực phẩm. (trừ CƠ SỞ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe 3.000.000 đồng/lần/CƠ SỞ.
  • Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP) 22.500.000 đồng/lần/Cơ sở.

Các chi phí khác xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

– Ngoài ra có SỞ còn cần nộp phí kiểm tra định kỳ sau khi xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Xử phạt đối với trường hợp không có Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:

“Điều 18. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đền 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 điều này.

3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.”

Nếu hành Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi mới nhất 2017.

“Ðiều 317. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Sử dụng chất cấm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm hoặc bán, cung cấp thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm có sử dụng chất cấm;

b) Sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm;

c) Sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, chất xử lý cải tạo môi trường ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đúng quy định trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạo ra dư lượng vượt ngưỡng cho phép trong sản phẩm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi tại điểm này hoặc điểm a khoản này mà còn vi phạm;

d) Chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật, quy định về an toàn thực phẩm; sử dụng hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ trong sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm: gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60% hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Làm chết 01 người hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

d) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Phạm tội 02 lần trở lên;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

d) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

d) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Khi nào phải xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm“ của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Các trường hợp bác đơn khởi kiện…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nếu nơi chế biến của nhà hàng có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập thì nhà hàng bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập.

Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

– Sở Y tế cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, cơ sở chế biến thức ăn
– Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời