Nhân viên y tế chết có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không?

Nhân viên y tế tử vong có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không? Đây là vấn đề nóng hổi kể từ sau khi nhân viên y tế bị tử vong do tiêm vaccine. Dịch bệnh chính là nỗi đáng sợ và khủng hoảng nhất đối với con người. Chính vì thế, việc tạo ra vaccine để nhằm chống dịch bệnh lây lan và nghiêm trọng hơn là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên thì vaccine không phải lúc nào cũng hợp với toàn bộ cơ thể của mỗi con người. Có nhiều người đã bị kháng hoặc sốc phản vệ sau khi tiêm chủng dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi. Hãy tham khảo “Nhân viên y tế chết có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không?” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007
  • Nghị định 104/2016/NĐ-CP

Nhân viên y tế chết có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không

Nhân viên y tế chết có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không
Nhân viên y tế chết có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không

Về vấn đề này, tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định:

“Điều 15. Các trường hợp được bồi thường

  1. Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Trong đó, tiêm chủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do Nhà nước tổ chức cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch.

Như vậy có thể thấy, việc tiêm vắc xin hiện nay tại các vùng có dịch chính là hoạt động tiêm chủng chống dịch, nếu người được tiêm vắc xin tử vong thì Nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường cho họ.

Tại khoản 6 Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 cũng có quy định:

“Điều 30. Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế

6. Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Những quy định nêu trên áp dụng đối với Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.

Trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng. (Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP).

Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí

Đối tượng ưu tiên tiêm và miễn phí gồm:

  • Lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, gồm: Người làm việc trong các cơ sở y tế; người tham gia phòng chống dịch (Thành viên Ban chỉ đạo phòng; chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…); Quân đội; Công an.
  • Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam được cử đi nước ngoài; hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh.
  • Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước…;
  • Giáo viên, người làm việc tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
  • Người mắc các bệnh mạn tính, người trên 65 tuổi.
  • Người sinh sống tại các vùng có dịch.
  • Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội.
  • Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài.
  • Các đối tượng khác do Bộ Y tế quyết định căn cứ yêu cầu phòng chống dịch.

Bồi thường trong trường hợp bị thiệt hại cho người dân về sức khoẻ, tính mạng khi tiêm chủng

Theo Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP ngày 1-7-2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng thì khi sử dụng vaccine xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. 

Các trường hợp được Nhà nước bồi thường bao gồm: Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật; người được tiêm chủng bị tử vong. Theo Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP thì các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường như sau:

1. Thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật được bồi thường 30 tháng lương cơ sở và các chi phí quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

2. Thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:

a) Các chi phí quy định tại khoản 3 Điều này trước khi tử vong;

b) Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;

c) Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;

d) Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơsởy tế:

a) Trường hợp người được tiêm chủng được Nhà nước bồi thường có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng thực hiện theo quy định pháp luật về BHYT. Phần chi phí mà đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả và các dịch vụ khám, chữa bệnh có chi phí vượt mức thanh toán hoặc ngoài phạm vi thanh toán của BHYT thì được thanh toán theo hóa đơn (không quá khung giá dịch vụ đăng ký với Bộ Y tế); 

b) Trường hợp không có thẻ BHYT đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, vận chuyển bệnh nhân thực hiện theo quy định hiện hành về giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với cơ sở y tế công lập và có hóa đơn kèm theo; 

c) Trường hợp phải nhập viện, quá trình điều trị nếu phát hiện bệnh khác kèm theo không liên quan đến tiêm chủng thì cá nhân phải thanh toán chi phí khám, điều trị bệnh đó. Nếu người này có thẻ BHYT thì việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh của bệnh đó thực hiện theo quy định pháp luật về BHYT. 

Ngoài ra, còn được bồi thường thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút cho 1 người phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc cho trường hợp được Nhà nước bồi thường được hỗ trợ thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút trong thời gian cứu chữa.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Nhân viên y tế chết có được bồi thường khi sốc phản vệ do tiêm vaccine không?“ của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có nên tiêm chủng vaccine Covid-19 hay không?

Theo tình hình dịch bệnh đang diễn biến hết sức phức tạp hiện nay thì việc tiêm chủng để phòng ngừa covid-19 là một việc hết sức quan trọng. Hiện nay đã có hơn 700.000 người tiêm chủng và không bị sốc hay phản vệ quá nghiêm trọng. Chỉ có duy nhất một ca tử vong. Tỉ lệ phần trăm này hiện nay là khá an toàn và ổn. Chính vì thế để nhằm phòng chống dịch bệnh Covid, ngoài tuân thủ theo nguyên tắc 5K. Hãy tiêm chủng covid-19 để bảo vệ bản thân một cách tốt nhất.

Thiệt hại đến tính mạng sau khi tiêm chủng vaccine được bồi thường như thế nào?

Thiệt hại đến tính mạng sau khi tiêm chủng vaccine được bồi thường:
Các chi phí trong trường hợp trước khi tử vong bao gồm khám, chữa bệnh; điều trị và chăm sóc khi bị sốc phản vệ;
Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời