Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ

Để đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn, việc tuân thủ tốc độ tối đa cho phép là rất quan trọng. Người điều khiển xe cần hiểu rằng tốc độ được giới hạn không chỉ để kiểm soát và điều chỉnh luồng giao thông, mà còn để bảo vệ mạng sống và sức khỏe của chính mình và những người xung quanh. Nếu vi phạm mức về tốc độc điều khiển xe bạn sẽ bị xử phạt. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm trong bài viết “Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ” của Luật sư Bắc Ninh nhé!

Tốc độ được cho phép khi tham gia giao thông

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi và bổ sung năm 2019), việc chạy quá tốc độ được xem là một hành vi vi phạm giao thông. Điều 6 của Luật Giao thông đường bộ quy định rõ ràng về việc tuân thủ tốc độ tối đa cho phép trên các tuyến đường cụ thể. Ví dụ, trên đường ô tô, tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h trong khu vực đô thị, 60 km/h trên đường nông thôn và 80 km/h trên đường cao tốc.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 12 của Luật giao thông mới nhất, người lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường. Tại Điều 6, Điều 7, Thông tư 31/2019/TT-BGTVT hướng dẫn cụ thể quy định này như sau:

Trong khu vực đông dân cư:

Đường đôi; đường một chiều có từ 02 làn xe cơ giới trở lên: Tối đa 60km/h;

Đường hai chiều; đường một chiều có 01 làn xe cơ giới: Tối đa 50km/h

Ngoài khu vực đông dân cư:

Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn:

Tối đa 90 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 80km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới;

Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc):

Tối đa 80 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 70km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ
Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ

Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông):

Tối đa 70 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 60km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc:

Tối đa 60 km/h tại đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên;
Tối đa 50km/h tại đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới.

Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ

Người điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ sẽ bị xem là vi phạm quy định và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật. Theo Điều 5 của Luật Giao thông đường bộ, người vi phạm giao thông có thể bị xử phạt hành chính, mất giấy phép lái xe hoặc bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và tình huống cụ thể.

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

  • Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy

  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ
Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng

  • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ”. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng về các vấn đề pháp lý như .

Câu hỏi thường gặp

Xe máy chạy quá tốc độ có bị giữ bằng lái xe không ?

Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng quy định tại Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Điều khiển xe cơ giới cần lưu ý những gì?

Căn cứ vào điều 12 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về giới hạn tốc độ các loại phương tiện cơ giới khi tham gia giao thông gồm có:
a. Người lái xe, người điều khiển xe gắn máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ 1 khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình, ở nơi có biển báo cự ly tối thiểu giữa 2 xe, phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
b. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và đặt biển báo tốc độ, tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.
c. Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles