Đảng viên thực hiện đóng Đảng phí ở đâu?

Để được kết nạp Đảng thì phải đáp ứng những điều kiện được pháp luật quy định, cụ thể là về độ tuổi, trình độ học vấn, có đơn xin tự nguyện kết nạp Đảng, lý lịch trong sạch,… Khi đã đáp ứng những điều kiện trên thì người có nguyện vọng sẽ được làm lễ kết nạp Đảng. Khi đã trở thành Đảng viên thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của một Đảng viên, trong đó có nghĩa vụ đóng Đảng phí. Hiện nay, nhiều người nhầm lẫn Đảng viên dự bị sẽ không phải đóng Đảng phí mà chỉ có Đảng viên chính thức mới cần đóng Đảng phí. Theo đó, không phân biệt Đảng viên dự bị hay Đảng viên chính thức mà tất cả đều phải đóng Đảng phí. Vậy Đảng viên thực hiện đóng Đảng phí ở đâu? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Đối tượng nào phải đóng Đảng phí?

Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện để Đảng viên này tiến bộ.

Đồng thời, các đối tượng phải đóng Đảng phí được Bộ Chính trị quy định cụ thể tại Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-TW ngày 28/12/2010 gồm:

  • Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
  • Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
  • Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
  • Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…;
  • Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.

Đặc biệt, dù Đảng viên đã được miễn sinh hoạt Đảng nhưng theo quy định tại Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 26/3/2009, Đảng viên vẫn phải giữ gìn tư cách Đảng viên và đóng Đảng phí theo quy định.

Như vậy, khi đã là Đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp Đảng phí mà không phân biệt Đảng viên chính thức hay Đảng viên dự bị.

Đảng viên thực hiện đóng Đảng phí ở đâu?

Tiểu mục 1 Mục III Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 quy định về việc thực hiện đóng đảng phí như sau:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý, trừ một số địa bàn đặc biệt do tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương quy định.

2- Cấp uỷ hoặc cơ quan tài chính đảng cấp trên và uỷ ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn thường xuyên việc thực hiện quy định về chế độ đảng phí.

Hướng dẫn này được phổ biến, quán triệt đến chi bộ, đảng viên và có hiệu lực từ ngày 01-4-2011, thay thế Hướng dẫn số 724-HD/TCQT, ngày 12-10-2001; Công văn số 898-CV/TCQT, ngày 5-12-2001 của Ban Tài chính – Quản trị Trung ương; Quyết định số 912-QĐ/TCQT, ngày 12-10-2001 của Ban Tài chính – Quản trị Trung ương. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cấp uỷ và đảng viên phản ánh về Văn phòng Trung ương Đảng để nghiên cứu, giải quyết.

Theo quy định nói trên, đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ nơi mình sinh hoạt.

Mức Đảng phí mà đảng viên đi du học tự túc ở nước ngoài phải đóng là bao nhiêu?

Tiểu mục 5 Mục I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí như sau:

Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước:

5.1- Đảng viên ra ngoài nước theo diện được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí: cơ quan đại diện (kể cả phu nhân, phu quân); doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và lưu học sinh, chuyên gia, cộng tác viên…, mức đóng đảng phí bằng 1% tiền lương hoặc sinh hoạt phí.

5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống:

a) Đảng viên đi du học tự túc, đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống:

  • Đảng viên đi du học tự túc, đảng viên đi theo gia đình, mức đóng là 2 USD/tháng.
  • Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống; kinh doanh, dịch vụ nhỏ, mức đóng là 3 USD/tháng.

b) Đảng viên đi xuất khẩu lao động :

  • Làm việc tại các nước thuộc các nước công nghiệp phát triển và các nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…), mức đóng đảng phí hằng tháng là 4 USD/tháng.

Làm việc tại các nước còn lại, mức đóng hằng tháng là 2 USD/tháng.

5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, mức đóng đảng phí tối thiểu hằng tháng là 10 USD/tháng.

Theo đó, mức đóng đảng phí đối với đảng viên đi du học tự túc là 2 USD/tháng.

Đảng viên thực hiện đóng Đảng phí ở đâu?
Đảng viên thực hiện đóng Đảng phí ở đâu?

Đảng viên thuộc ngành nghề nông nghiệp tại khu vực miền núi đóng đảng phí mỗi tháng bao nhiêu?

Tiểu mục 4 Mục I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 quy định về mức đóng đảng phí với đảng viên thuộc ngành nghề nông nghiệp tại khu vực miền núi như sau:

Đảng viên khác ở trong nước:

4.1- Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do…:

a) Trong độ tuổi lao động:

  • Khu vực nội thành thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 10.000 đồng/tháng.
  • Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 8.000 đồng/tháng.
  • Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 4.000 đồng/tháng.

Các khu vực còn lại đóng đảng phí 6.000 đồng/tháng.

b) Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động (trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam); đảng viên là thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động theo từng khu vực.

Theo đó, đảng viên thuộc ngành nghề nông nghiệp tại khu vực miền núi có mức đóng đảng phí mỗi tháng như sau:

  • Đảng viên trong độ tuổi lao động: đóng đảng phí 4.000 đồng/tháng.
  • Đảng viên ngoài độ tuổi lao động; đảng viên là thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động: mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động theo từng khu vực.

Quy định về trích, nộp đảng phí thu được

Ở trong nước

Các chi bộ và đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở :

  • Các chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn; các chi bộ đại đội; chi bộ đồn, tàu biên phòng, tàu hải quân, tàu cảnh sát biển; các chi bộ đài, trạm ra đa; chi bộ đóng quân ở các xã biên giới vùng sâu, vùng xa, trên các đảo được trích lại 50%, nộp lên cấp uỷ cấp trên 50%.
  • Các chi bộ còn lại và các đảng bộ bộ phận được trích lại 30%, nộp lên cấp uỷ cấp trên 70%.

Đảng bộ, chi bộ cơ sở ở xã, phường, thị trấn được trích để lại 90%, nộp 10% lên cấp uỷ cấp trên.

Đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; đơn vị lực lượng vũ trang; các doanh nghiệp; các tổ chức kinh tế được trích để lại 70% nộp 30% lên cấp uỷ cấp trên.

Các đảng bộ cấp trên cơ sở hoặc được giao quyền cấp trên cơ sở, mỗi cấp được trích để lại 50% nộp 50% lên cấp uỷ cấp trên.

Đảng uỷ khối trực thuộc các tỉnh uỷ, thành uỷ được trích để lại 50%, nộp 50% về cơ quan tài chính của các tỉnh uỷ, thành uỷ.

Các tỉnh uỷ, thành uỷ; các đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương, Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương được trích để lại 50%, nộp 50% về Văn phòng Trung ương Đảng.

Ở ngoài nước

  • Chi bộ trực thuộc, đảng bộ trực thuộc đảng uỷ nước sở tại được trích để lại 30% nộp 70% lên cấp uỷ cấp trên.
  • Đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng uỷ Ngoài nước được trích để lại 50% nộp 50% về Đảng uỷ Ngoài nước.
  • Đảng phí thu được của Đảng uỷ Ngoài nước nộp 100% về Văn phòng Trung ương Đảng.

Đảng phí được quản lý như thế nào?

Đảng phí được trích để lại ở các cấp được sử dụng như sau:

  • Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận, số đảng phí được trích lại chi phục vụ cho hoạt động công tác đảng.
  • Các tổ chức cơ sở đảng; tổ chức cấp trên cơ sở đảng không là đơn vị dự toán, số đảng phí trích giữ lại không tính vào định mức chi thường xuyên mà được bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức đảng.
  • Các đảng uỷ khối trực thuộc tỉnh uỷ, thành uỷ; các đảng uỷ khối trực thuộc Trung ương, số đảng phí trích để lại được bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức đảng.
  • Các huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ trực thuộc tỉnh; tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương; Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương và cơ quan tài chính đảng ở Trung ương, số thu đảng phí được trích giữ lại không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mà được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp đó. Quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp uỷ, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp uỷ đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.

Video giải đáp thắc mắc người vào Đảng có cần xét lý lịch không

Đảng viên thực hiện đóng Đảng phí ở đâu?

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề Đảng viên thực hiện đóng Đảng phí ở đâu? đã được Luật sư Bắc Ninh giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư Bắc Ninh chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Công chứng tại nhà. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Không đóng Đảng phí, Đảng viên bị xử lý thế nào?

Nộp Đảng phí là quyền và nghĩa vụ của Đảng viên. Đảng viên sẽ đóng Đảng phí ở chi bộ nơi mình sinh hoạt.
Đồng thời, theo tiết c điểm 6.3.2 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW, nếu Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời thì đóng Đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt Đảng tạm thời đó.
Về việc không đóng Đảng phí, Điều 8 Điều lệ Đảng nêu rõ:
Đảng viên không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách Đảng viên.
Đây cũng là quy định được Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu tại khoản 8.1 Điều 8 Quy định 29 năm 2016. Tuy nhiên, nếu có khiếu nại về việc xóa tên Đảng viên, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, Đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Cơ quan tổ chức của cấp ủy có trách nhiệm nghiên cứu giúp cấp ủy giải quyết khiếu nại. Thời gian giải quyết khiếu nại không quá 90 ngày với cấp tỉnh, huyện và không quá 180 ngày là việc với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Tuy nhiên, nếu quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày Đảng viên nhận được quyết định xóa tên, đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ… thì không giải quyết.
Nói tóm lại, Đảng viên dự bị vẫn phải đóng Đảng phí. Đồng thời, nếu không đóng Đảng phí thì Đảng viên sẽ bị xóa tên trong danh sách Đảng viên.

Điều kiện về độ tuổi và trình độ học vấn để sinh viên được kết nạp Đảng từ khi còn học đại học là gì?

Theo quy định tại Điều 1 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 về điều kiện trở thành Đảng viên như sau:
“Điều 1.
1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng.
2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”
Theo đó, điều kiện để được kết nạp Đảng bao gồm: Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện: thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.
Điều kiện cụ thể về tuổi đời và trình độ học vấn của người được kết nạp Đảng được hướng dẫn chi tiết tại Mục 1 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 như sau:
“1. Điều 1 (Khoản 2): Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng
1.1. Về tuổi đời.
1.1.1. Tại thời điểm chi bộ xét kết nạp, người vào Đảng phải đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi (tính theo tháng).
1.1.2. Việc kết nạp vào Đảng những người trên 60 tuổi do cấp uỷ trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định.
1.2. Về trình độ học vấn.
1.2.1. Người vào Đảng phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
1.2.2. Học vấn của người vào Đảng đang sinh sống ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và những trường hợp cụ thể khác do yêu cầu phát triển đảng mà không bảo đảm được quy định chung thì thực hiện theo hướng dẫn của Ban Bí thư.”
Như vậy, đối với điều kiện này, hầu hết các bạn sinh viên đều đáp ứng để được kết nạp Đảng, bởi lẽ ở độ tuổi sinh viên, hầu hết các bạn đều đủ 18 tuổi trở lên và có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Điều kiện về lý lịch để sinh viên được kết nạp Đảng từ khi còn học đại học là gì?

Theo tiểu mục 3.4 Mục 3 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 về thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:
“3. Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên (kể cả kết nạp lại)
3.4. Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng
a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:
– Người vào Đảng.
– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
b) Nội dung thẩm tra, xác minh
– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”
Như vậy, ngoài điều kiện về độ tuổi và trình độ học nêu trên thì yêu cầu về lý lịch là điều kiện bắt buộc để một người sinh viên được kết nạp Đảng hay không. Cụ thể, bên cạnh lý lịch của chính bản thân sinh viên phải đảm bảo các vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, thì cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân) cũng phải đảm bảo các vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời