Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh

Hiện nay, xu hướng giao lưu kết bạn với những người nước ngoài được mở rộng , nhu cầu kết hôn với nước ngoài ngày càng tăng. Số lượng người ở Việt Nam sang xuất khẩu lao động, du lịch, học tập… tới Đài Loan và ngược lại khá nhiều. Việc kết hôn giữa người Việt Nam và người Đài Loan khá phức tạp do có nhiều thủ tục cần phải xác minh. Chính vì lẽ đó nên việc trước khi kết hôn với người Đại Loan, cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện và thủ tục đã được nêu ra trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Khi làm thủ tục kết hôn với người Đài Loan, ngoài việc phải tuân theo luật pháp của nước bạn không những vậy còn cần phải chiếu theo những điều mà pháp luật Việt Nam quy định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
  • Luật Hộ tịch 2014

Điều kiện để kết hôn với người Đài Loan

Khi kết hôn với người nước ngoài, ngoài việc phải tuân theo pháp luật nước bạn, hai bên còn phải tuân theo những quy định của pháp luật của Việt Nam.

Căn cứ theo Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rằng:

“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”

Bên cạnh đó Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Như vậy, để có thể kết hôn với người Đài Loan, hai bên đều phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kết hôn theo luật pháp mỗi bên.

Về điều kiện kết hôn theo luật pháp Việt Nam được quy định gồm:

  • Về độ tuổi kết hôn, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Kết hôn dựa trên sự tự nguyện của hai bên;
  • Không có bên nào bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • Hai bên không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật (kết hôn giả tạo, tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, kết hôn nhằm mục đích mua bán người,…) cũng như kết hôn giữa người đồng giới sẽ không được thực hiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.

Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh

Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh
Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Đài Loan

Để đảm bảo cho việc kết hôn giữa hai bên là hợp pháp và có cơ sở, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

Giấy tờ chung của hai bên cần chuẩn bị:

  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (cả hai cùng phải thực hiện việc khám sức khỏe để đáp ứng điều kiện kết hôn, việc khám sức khỏe có thể thực hiện tại cơ quan y tế có thẩm quyền, thông thường các bên lựa chọn việc khám sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa quận/huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc trung tâm pháp y tại Việt Nam để thuận tiện nhất).

Giấy tờ đối với mỗi bên nam nữ

Đối với người Đài Loan:

  • Bản sao chứng minh nhân dân Trung hoa dân quốc;
  •  Bản sao Hộ chiếu, visa nhập cảnh Việt Nam hoặc thẻ cư trú của phía Đài Loan;
  • Giấy chứng nhận/Tuyên thệ độc thân và Công hàm giới thiệu kết hôn;
  • Bản án, quyết định ly hôn (nếu đã từng kết hôn và ly hôn trước đó);
  • Nếu chồng hoặc vợ đã mất nộp thêm giấy chứng tử của vợ hoặc chồng.

Đối với người Việt Nam:

  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
  • Bản sao sổ hộ khẩu của người Việt Nam;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Bản án, quyết định ly hôn (nếu đã từng kết hôn và ly hôn trước đó);
  • Nếu chồng hoặc vợ đã mất nộp thêm giấy chứng tử của vợ hoặc chồng.

Lưu ý: khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn thì công dân Việt Nam và công dân Đài Loan cần phải mang theo những giấy tờ bản chính sau để xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, đối chiếu, không dùng để nộp:

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân chứng minh về nhân thân của công dân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

– Người nước ngoài phải xuất trình bản chính hộ chiếu để chứng minh về nhân thân; trong trường hợp người nước ngoài không có hộ chiếu để xuất trình thì có thể xuất trình giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú.

– Giấy tờ chứng minh về nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký kết hôn. (trong giai đoạn chuyển tiếp).

Ngoại trừ hộ chiếu thì các giấy tờ còn lại của công dân Đài Loan có tiếng Đài Loan đều phải được công chứng/chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền tại Đài Loan và được thẩm định bởi Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Đài Loan, sau đó phải được:

– Chứng nhận lãnh sự bởi cơ quan có thẩm quyền Đài Loan.

– Hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam khi công dân Đài Loan mang giấy tờ đăng ký kết hôn tới UBND quận/huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.

Hơn nữa, để đảm bảo giấy tờ có tiếng Đài Loan được sử dụng hợp pháp tại Việt nam thì cần phải dịch thuật, công chứng tại văn phòng công chứng.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh

Bước 1: Xin cấp giấy xác nhận tuyên thệ độc thân cho Công dân Đài Loan.

Cả công dân Việt Nam và công dân Đài Loan đều phải đồng thời đến Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc xin xác nhận độc thân của phía Đài Loan.

Trong đó, công dân Đài Loan cần có bản chính hoặc bản photo giấy xác nhận độc thân trong vòng 03 tháng, kèm hộ tịch 03 tháng gần nhất kể từ ngày tuyên thệ. Các giấy tờ phải được công chứng tại Đài Loan và Bộ Ngoại giao Đài Loan chứng thực. Sau đó, điền thông tin và nộp “Bảng trình bày quá trình quen biết”.

Đối với công dân Việt Nam cần nộp bản chính hoặc bản photo có chứng thực, công chứng giấy xác nhận tình trạng độc thân trong vòng 06 tháng, phải được dịch tiếng Trung phồn thể và được Sở Ngoại Vụ chứng thực sao y bản chính. Nếu đã ly hôn thì cung cấp bản chính hoặc bản sao công chứng, chứng thực bản án, quyết định ly hôn của Tòa án, bản chính hoặc bản photo Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/giấy khai dinh. Đồng thời điền thông tin và nộp “Bảng trình bày quá trình quen biết”.

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp đăng ký kết hôn với người Đài Loan tại Việt Nam.

– Người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản, trong đó ghi đầy đủ, rõ ràng loại giấy tờ cần bổ sung, hoàn thiện; cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký, ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.

– Phòng Tư pháp tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp phối hợp với cơ quan có liên quan xác minh làm rõ. Trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Phòng Tư pháp làm việc trực tiếp với các bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn. Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định ký Giấy chứng nhận kết hôn. Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, thì phải có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, Cơ quan đại diện có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh thì phải gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo đúng chức năng chuyên ngành. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan đại diện.

Bước 3: Thủ tục phỏng vấn trước khi thực hiện đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà hai bên định cư ở nước ngoài, kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam thì không áp dụng biện pháp phỏng vấn.

Sở Tư pháp sẽ tiến hành phỏng vấn hai bên nam nữ, để kiểm tra, làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết của hai bên nam, nữ về hoàn cảnh gia đình, hoàn cảnh cá nhân của nhau; về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật về hôn nhân và gia đình của mỗi nước. Trường hợp cần phiên dịch để thực hiện phỏng vấn thì Sở Tư pháp cần phải chỉ định người phiên dịch.

Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn trước. Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

Khi đó nếu trong buổi phỏng vấn, nhận thấy có dấu hiệu gian dối, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác thì Sở Tư pháp sẽ gửi công văn yêu cầu công an cùng cấp tiến hành điều tra đồng thời cũng thông báo tới hai bên nam nữ về việc trì hoãn thời gian xử lý hồ sơ. Xác minh từ công an là căn cứ để xét duyệt cấp giấy chứng nhận độc thân cho người Đài Loan.

Bước 4: Lễ đăng ký kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt ở UBND huyện, công chức hộ tịch hỏi ý kiến hai bên. Nếu thấy họ tự nguyện thì ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch và yêu cầu hai bên nam, nữ ký vào sổ hộ tịch, cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch UBND huyện trao cho hai bên nam, nữ giấy chứng nhận kết hôn.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn, Sở Tư pháp tỏ chức lễ đăng ký kết hôn. Lễ đăng ký kết hôn bắt buộc hai bên nam, nữ phải có mặt. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn trao cho mỗi bên vợ chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn mà có lý do chính đáng thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn, nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn 90 ngày mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc không tổ chức lễ đăng ký kết hôn; Giấy chứng nhận kết hôn được lưu trong hồ sơ và không còn giá trị.

Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.

Thời gian đăng ký kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh

Các cặp đôi sẽ phải mất khoảng 4 tuần để hoàn tất thủ tục kết hôn với người Đài Loan. Đây là khoảng thời gian tương đối dài và sẽ khiến cho người Đài khá khó khăn trong việc thu xếp thời gian, công việc. Ngoài ra, nếu chuẩn bị giấy tờ không chính xác và có thiếu sót thì thời gian có thể kéo dài hơn nữa do phải mất công hoàn thiện lại giấy tờ.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh

Từ ngày 01/01/2016, thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài do Ủy ban nhân dân huyện thực hiện. Cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:

“Điều 37. Thẩm quyền đăng ký kết hôn

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.

2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”

Kết hôn với người Đài Loan là cặp đôi chỉ có thể thực hiện việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam.

Do đó, cho dù người Việt có đang cư trú hợp pháp tại Đài Loan thì khi muốn kết hôn với người Đài cũng sẽ phải quay về Việt Nam để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.

Lệ phí đăng ký kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh

Theo danh mục số 01, danh mục Phí và lệ phí ban hành kèm theo Luật phí và lệ phí 2015 thì mức thu lệ phí đăng ký hộ tịch, trong đó có đăng ký kết hôn với người nước ngoài do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Như vậy, Luật Phí và lệ phí mới nhất đã để cho các địa phương chủ động trong việc ban hành lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài để phù hợp với thu nhập của người dân, ngân sách của địa phương.

Thông thường các địa phương thu lệ phí đăng ký kết hôn với người nước ngoài dao động từ 1.000.000 – 1.500.000đ. Ngay như thành phố lớn như Hà Nội thì mức thu lệ phí mới chỉ có 1.500.000đ.

Video Luật sư Bắc Ninh giải đáp thắc mắc về vấn đề kết hôn với người Đài Loan

Video Luật sư Bắc Ninh giải đáp thắc mắc về vấn đề kết hôn với người nước ngoài

Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn kết hôn với người Đài Loan của Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Kết hôn với người Đài Loan tại Bắc Ninh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Thuận tình ly hôn nhanh …. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Trình tự làm visa kết hôn với người Đài Loan?

Xác nhận Giấy đăng ký kết hôn và đăng ký lịch phỏng vấn visa kết hôn
Nơi đăng ký: Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam
Hồ sơ cần chuẩn bị xin xác nhận giấy kết hôn và xin làm visa kết hôn với người Đài Loan cho phía Việt Nam, cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Bản photo giấy chứng nhận độc thân đã qua xác nhận của Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam; Hộ chiếu của hai bên (nếu người Đài Loan không đến cùng xếp lịch phỏng vấn thì cung cấp bản photo), Giấy kết hôn đã thông qua phòng công chứng dịch công chứng và qua Bộ ngoại giao Việt Nam đóng dấu; Phiếu lý lịch tư pháp số 2 của đương sự người Việt Nam đã được dịch sang tiếng Trung công chứng và xác nhận tại Bộ Ngoại giao Việt Nam (có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày cấp); Chứng minh tài chính và chứng minh công việc của người Đài Loan; Đơn xin xác nhận giấy kết hôn; Đơn xin visa; Nộp 30 USD lệ phí xác nhận Giấy đăng ký kết hôn và 66 USD  lệ phí visa.
Thủ tục sau khi thông qua phỏng vấn kết hôn với người Đài Loan
Xin xác nhận tên tiếng Trung của phía Việt Nam; Điền mẫu đơn xác nhận giấy tờ; Điền mẫu đơn xin xác nhận tên tiếng Trung; Nộp lệ phí xác nhận 15$; Nhận giấy kết hôn đã xác nhận theo thời gian đã hẹn

Đảng viên có được kết hôn với người nước ngoài không?

Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

Hợp pháp hóa lãnh sự hồ sơ kết hôn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Thỏa thuận giữa hai Văn phòng kinh tế văn hóa về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự các tài liệu và bản dịch không phải hợp pháp hóa dưới bất cứ hình thức nào, với điều kiện là chúng được ký và đóng dấu chính thức.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời