Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Nhật Bản tại Bắc Ninh

Nhật Bản là đất nước mặt trời mọc một nước vô cùng đáng sinh sống, chính vì vậy tỷ lệ người Việt Nam qua Nhất để định cư và sinh sống là vô cùng cao. Nhiều người cũng đã nuôi hi vọng mong muốn được định cư vĩnh viễn ở Nhật Bản là điều dễ hiểu. Những du học sinh sang Nhật học tập, làm việc và họ lấy người Nhật hoặc người Nhật sang Việt Nam du lịch rồi lấy vợ Việt là điều không hề hiếm gặp. Để có thể được cư trú vĩnh viễn tại Nhật Bản thì nhiều người có thể tận dụng việc lấy chồng lấy vợ Nhật nhằm mục đích có thể cư trú vĩnh viễn tại đất nước có nền kinh tế phát triển này. Vậy khi muốn kết hôn với người Nhật Bản cần phải có những giấy tờ và thủ tục gì, hãy tham khải dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Kết hôn với người Nhật Bản tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Điều kiện đăng kí kết hôn với người Nhật Bản

Căn cứ Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

“Điều 126. Kết hôn có yếu tố nước ngoài

1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.

2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.”

Do đó, nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam thì người nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước mà họ là công dân và còn phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Nhật Bản

Để đảm bảo cho việc kết hôn giữa hai bên là hợp pháp và có cơ sở, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

Giấy tờ chung mà cả hai cần chuẩn bị:

  • Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định (có dán kèm ảnh của hai bên theo kích thước 4×6);
  • Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (cả hai cùng phải thực hiện việc khám sức khỏe để đáp ứng điều kiện kết hôn, việc khám sức khỏe có thể thực hiện tại cơ quan y tế có thẩm quyền, thông thường các bên lựa chọn việc khám sức khỏe tại các bệnh viện đa khoa quận/huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc trung tâm pháp y tại Việt Nam để thuận tiện nhất).

Giấy tờ riêng mà hai bên chuẩn bị:

Đối với người Việt Nam:

Đối với người Nhật Bản

  • Giấy chứng nhận về tình trạng hôn nhân của người Nhật Bản;
  • Bản sao Thị thực của công dân Nhật Bản;
  • Bản sao tất cả các trang Hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú;
  • Tài liệu chứng mình về địa chỉ: Nếu sống tại Nhật Bản thì cung cấp giấy chứng nhận về địa chỉ nơi ở hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký tại lãnh sự quán nơi cư trú hoặc bất kỳ tài liệu nào khác đế chứng minh nơi cư trú của người Nhật Bản tại Việt Nam nếu sống ở Việt Nam;
  • Bản án, quyết định ly hôn (nếu đã từng kết hôn và ly hôn trước đó);
  • Sổ Hộ khẩu của công dân Nhật Bản.

Lưu ý: Tất cả các tài liệu Nhật phải được kèm theo bản dịch sang tiếng Việt Nam được công chứng/chứng thực.

Trình tự thủ tục kết hôn với người Nhật Bản trong từng trường hợp

Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Nhật Bản tại Bắc Ninh
Dịch vụ tư vấn kết hôn với người Nhật Bản tại Bắc Ninh

Trường hợp muốn kết hôn tại Nhật Bản

Để kết hôn với người Nhật, phải bắt buộc tuân theo quy định pháp luật của cả hai nước Việt – Nhật.

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn

Để xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại.

Xác nhận về tình trạng hôn nhân đối với công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài do Uỷ ban nhân dân xã, phường ở trong nước xác nhận cho thời gian trước khi đương sự xuất cảnh.

– Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn.

Nếu muốn kết hôn tại Nhật, công dân Việt Nam cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn do Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán Việt Nam cấp theo quy định.

– Tờ khai lí lịch.

– Giấy khai sinh.

– Giấy chứng nhận địa chỉ hiện tại

– Giấy chứng nhận khám sức khoẻ.

– Passport của công dân Việt Nam (bản chính)

– Giấy chứng minh nhân dân (bản gốc).

– Passport của vợ/chồng là người Nhật (bản sao)

– Phiếu công dân của vợ/chồng là người Nhật

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng kí kết hôn

Cả 2 cùng đến Uỷ ban thành phố/địa phương đang sinh sống tại Nhật Bản nộp hồ sơ đăng kí kết hôn. Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai đăng kí kết hôn.

– Bản sao hộ tịch

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn của vợ/chồng là người Việt Nam.

– Giấy khai sinh của vợ/chồng là người Việt Nam (có kèm bản dịch tiếng Nhật).

Sau đó, bạn sẽ nhận được Giấy chứng nhận thụ lý hồ sơ đăng kí kết hôn

Bước 3: Xin Giấy chứng nhận kết hôn

Địa chỉ xin Giấy chứng nhận kết hôn là lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản. Tại đây, bạn trình giấy chứng nhận thụ lý hồ sơ đăng kí kết hôn với Lãnh sự quán.

Bước 4: Làm thủ tục thay đổi tư cách cư trú tại Nhật Bản

Bạn mang Giấy chứng nhận kết hôn tới Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương tiến hành làm thủ tục thay đổi tư cách cư trú tại Nhật Bản.

Trường hợp muốn kết hôn tại Việt Nam

Bước 1: Xin xác nhận của Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật

Vợ/chồng người Nhật cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Phiếu công dân

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn

– Passport (bản sao)

– Giấy chứng nhận sức khoẻ (về thần kinh, bệnh truyền nhiễm…)

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ này, vợ/chồng người Nhật mang đến Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản để hợp pháp lãnh sự và phiên dịch sang tiếng Việt Nam.

Bước 2: Xin xác nhận của Sở tư pháp tại Việt Nam

Ngoài những giấy tờ cần có trong bước 1, vợ/ chồng người Nhật cần chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng kí kết hôn

– Bản sao hộ khẩu/sổ tạm trú, chứng minh nhân dân của vợ/chồng người Việt Nam.

Sau khi hoàn thành thủ tục đăng kí, Sở tư pháp sẽ gửi lịch hẹn đến phỏng vấn và sau đó sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn. (Lệ phí: 1.000.000VND/trường hợp)

Thời hạn giải quyết không quá 25 ngày kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. 

Trường hợp Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 10 ngày làm việc

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng kí kết hôn tới chính quyền địa phương đang sinh sống.

Hồ sơ gồm có:

– Tờ khai đăng kí kết hôn.

– Bản sao hộ tịch

–  Giấy khai sinh của vợ/chồng là người Việt Nam (có kèm bản dịch tiếng Nhật).

– Giấy chứng nhận kết hôn (có kèm bản dịch tiếng Nhật).

Bước 4: Xin xác nhận đủ tư cách cư trú

Đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh địa phương tiến hành thủ tục xin xác nhận đủ tư cách cư trú cho vợ/chồng người Việt Nam.

Bước 5: Xin visa tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam.

Dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ kết hôn với người Nhật Bản Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết tư vấn về “Kết hôn với người Nhật Bản tại Bắc Ninh”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới dịch vụ Tranh chấp thừa kế nhà… thì hãy liên hệ ngay tới số hotline 0833.102.102 Luật sư Bắc Ninh để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền nào giải quyết đăng ký kết hôn với người nước ngoài?

Điều 37 Luật hộ tịch 2014 quy định:
      “1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
      2. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn.”
Theo đó, thẩm quyền đăng kí kết hôn thuộc UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài trong từng trường hợp theo khoản 1 và khoản 2 đã nêu ở trên. Và theo Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú năm 2006 quy định: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.” Theo quy định thì nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.  

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài mất bao lâu?

Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định, trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện sẽ tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ và xác minh nếu thấy cần thiết.
Nếu hồ sơ hợp lệ, các bên có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, không thuộc trường hợp từ chối kết hôn đăng ký kết hôn theo thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện ký 02 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
Đồng thời, theo Điều 32 Nghị định 123, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp tổ chức trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Như vậy, thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký đến lúc nhận Giấy chứng nhận kết hôn với người nước ngoài tối đa là 13 ngày làm việc.
Trên thực tế, tùy từng trường hợp, thời gian đăng ký kết hôn với người nước ngoài có thể sẽ khác nhau.
Lưu ý: Trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Phòng Tư pháp có thể gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày , kể từ ngày ký Giấy chứng nhận kết hôn theo đề nghị bằng văn bản của họ.
Hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn đã ký sẽ bị hủy.

Đăng ký kết hôn với người nước ngoài nhưng vắng mặt một trong hai người có được không?

Theo trình tự thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài nêu trên, bên nam hoặc nữ có thể trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ mà không cần có văn bản ủy quyền của bên còn lại tại UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam. Bên cạnh đó, pháp luật cũng không quy định phải xác nhận chữ ký của các bên trong tờ khai đăng ký kết hôn tại thời điểm nộp hồ sơ.
Chỉ khi trong trường hợp cần thiết, trong thời hạn xử lý hồ sơ, Phòng tư pháp xét thấy cần tiến hành nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn và làm việc trực tiếp với cả hai bên để làm rõ về nhân thân, sự tự nguyện kết hôn, và mục đích kết hôn.
Ngoài ra, khi tiến hành thủ tục trao Giấy chứng nhận kết hôn, yêu cầu phải có mặt cả hai bên. Trong trường hợp một hoặc hai bên nam, nữ không thể có mặt để nhận Giấy chứng nhận kết hôn thì theo đề nghị bằng văn bản, Phòng Tư pháp gia hạn thời gian trao Giấy chứng nhận kết hôn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu hết 60 ngày mà hai bên không đến nhận thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hủy Giấy chứng nhận kết hôn đã ký.
Tóm lại, khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, cả hai người không cần phải có mặt khi nộp hồ sơ, nhưng phải có mặt khi nhận kết quả.

Kết hôn với người nước ngoài có buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam không?

Căn cứ Điều 9 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định về giữ quốc tịch khi kết hôn:
“Điều 9. Giữ quốc tịch khi kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật
Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự và con chưa thành niên của họ (nếu có).”
Theo đó, việc kết hôn của công dân Việt Nam với người không có quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người đó.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời