Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nội dung gì nổi bật?

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ban hành ngày 19/06/2014 thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, nâng cao và thúc đẩy nhận thức về vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, củng cố và phát triển ý thức trách nhiệm, đề cao thái độ tôn trọng, nhân ái. Là văn bản pháp lý quan trọng để tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức của gia đình Việt Nam. Luật mới áp dụng các nguyên tắc và quy định cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Bên cạnh việc sửa đổi những quy định còn nhiều bất cập, hạn chế trong thực tiễn, chúng còn bổ sung những quy định nhằm giải quyết những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình biến đổi của đời sống gia đình và xã hội hiện đại. Bảo đảm hiệu lực thi hành của pháp luật hôn nhân và gia đình. bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống Luật hôn nhân và gia đình ỏ bài viết dưới đây của Luật sư Bắc Ninh nhé!

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:52/2014/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:19/06/2014Ngày hiệu lực:01/01/2015
Ngày công báo:16/07/2014Số công báo:Từ số 681 đến số 682
Tình trạng:Còn hiệu lực

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nội dung gì nổi bật?

Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 01/01/2015. Về cơ bản Luật này có ba điểm mới quan trọng:

Thứ nhất, nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi (thay vì đủ 17 tuổi trở lên như trước). Như vậy tuổi kết hôn sẽ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam.

Thứ hai, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện về cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Đặc biệt là người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

Thứ ba, quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn.

Ngoài nội dung trên, Luật hôn nhân gia đình 2014 cũng quy định thêm một số vấn đề:

  • Áp dụng tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình: chỉ được áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này.
  • Tiếp tục không thừa nhận hôn nhân đồng tính.
  • Quy định cụ thể cách giải quyết về con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng các bên khi nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân. 
  • Quy định về con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được luật hóa. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.

Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.  

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nội dung gì nổi bật?
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nội dung gì nổi bật?

Nội dung cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình

Chương I. Những quy định chung:

  • Bổ sung quy định giải thích một sốtừ ngữ như: “chung sống như vợ chồng”, “kết hôn giả tạo”, “ly hôn giả tạo”, “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”,…
  • Luật HNGĐ 2000 quy định chỉ có 05 khoản cấm nhưng Luật mới Bổ sung các hành vi bị cấm như: mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, bạo lực gia đình, mua bán người, bóc lột sức lao động,…

Chương II. Kết hôn:

Về điều kiện kết hôn:

Tại Khoản 1, Điều 8 quy định Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo 04 điều kiện sau:

  • ĐK 1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • ĐK 2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
  • ĐK 3. Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
  • ĐK 4. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản2, Điều 5 của Luật như: kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác…

Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 8, Luật mới quy định: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Về đăng ký kết hôn:

Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật HN & GĐ và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.

Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ ngày đăng ký kết hôn trước.

c) Ngoài ra, Luật mới còn bổ sung về quy định về giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn  (quy định từ Điều 14,15,16), theo đó:

Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật HN và chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì giữa họ không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Quyền, nghĩa vụ đối với con được giải quyết theo quy định của Luật HN&GĐ về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ và con.

Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của  BLDS và các quy định pháp luật khác có liên quan nhưng bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.

Chương III. Quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng:

Tại Điều 19 Luật mới bổ sung quy định“Tình nghĩa vợ chồng”: vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Luật HNGĐ 2014 quy định tất cả các trường hợp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng đều phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Điều này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay. Cụ thể:

Tại Khoản 1 Điều 33 Luật mới bổ sung quy định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.

Tại Khoản 2 Điều 35: Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng nếu đối tượng của giao dịch là bất động sản, động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu.

Tại Điều 36 quy định: Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản.

Chương IV: Chấm dứt hôn nhân:

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được quy định tại Điều 51, cụ thể:

  • Vợ,chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom,chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con (đây là điểm mới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con).
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 ChươngV: Quan hệ giữa cha mẹ và con:

Luật HN-GĐ 2014 bổ sung quy định về xác định cha, mẹ, con. Cụ thể:

Điều 93 quy định: người vợ sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định về xác định con chung của vợ chồng.

Điều 94 quy định: con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

Ngoài ra, Luật mới chính thức cho phép mang thai hộ, đây là quy định mới, việc bổ sung quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đáp ứng nhu cầu làm cha mẹ chính đáng của các cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, tuy nhiên việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định quy định cụ thể tại Điều 95 của Luật mới như:

  • Phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản.
  • Vợ chồng chỉ được quyền nhờ người mang thai hộ khi có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; đang không có con chung; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.
  • Người được nhờ mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ; đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần; ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ; trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng; đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Tải xuống Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có nội dung gì nổi bật?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Trích lục Hộ tịch. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Phạm vi điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.
Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.

Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình quy định trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014?

Nhà nước có chính sách, biện pháp bảo hộ hôn nhân và gia đình, tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc và thực hiện đầy đủ chức năng của mình; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình; vận động nhân dân xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình. Các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo sự phân công của Chính phủ. Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan khác thực hiện quản lý nhà nước về hôn nhân và gia đình theo quy định của pháp luật.
Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giáo dục, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, các thành viên của mình và mọi công dân xây dựng gia đình văn hóa; kịp thời hòa giải mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên gia đình. Nhà trường phối hợp với gia đình trong việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình cho thế hệ trẻ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời