Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 số 49/2019/QH14

Với thời đại hội nhập như hiện nay công dân có thể đi sang các nước bạn để họ tập trau dồi kiến thức hay thậm chí họ muốn định cư ở lại đó chính vì càng nhiều yếu tố phát sinh nên pháp luật Việt Nam đã sửa đổi bổ sung nhằm mục đích quy định rõ hơn về luật xuất, nhập cảnh cho người dân nước ta. Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam được ban hành đây là một bước tiến quan trọng trong công tác Quản lý của Nhà nước về lĩnh vực xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam, Bộ luật được ra đã cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, quyền tự do đi lại và cư trú của công dân, nhằm đảm bảo được tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật Việt Nam. Việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh và tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về Việt Nam là điều vô cùng cần thiết. Nội dung của Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 đã luật hóa việc cấp giấy tờ có giá trị trong xuất nhập cảnh cho công dân việc sửa đổi bổ sung này có nhiều điểm mới, quy định rõ ràng hơn và đơn giản hóa thủ tục so với những quy định hiện hành đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 số 49/2019/QH14” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:49/2019/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:22/11/2019Ngày hiệu lực:01/07/2020
Ngày công báo:26/12/2019Số công báo:Từ số 995 đến số 996
Tình trạng:Còn hiệu lực

Một số điểm nổi bật của Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 số 49/2019/QH14

Có thẻ căn cước công dân, người dân được cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở nơi thuận lợi

Theo khoản 3 Điều 15 Luật XC,NC của công dân Việt Nam 2019, người đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Riêng người có thẻ căn cước công dân thực hiện tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an cấp tỉnh nơi thuận lợi. Như vậy, người có thẻ Căn cước công dân đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu được lựa chọn nơi cấp hộ chiếu  thay vì phải thực hiện ở nơi thường trú hoặc nơi tạm trú như quy định cũ.

Đồng thời, người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông từ lần thứ 02 cũng sẽ được thực hiện tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thuận lợi hoặc cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an. Như hiện nay, chỉ trường hợp cấp lại hộ chiếu còn thời hạn mới được làm thủ tục tại cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an còn hộ chiếu hết hạn sẽ phải về Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỉ còn 04 loại giấy tờ xuất nhập cảnh.

Theo quy định Luật XC, NC của công dân Việt Nam 2019, các giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:

– Hộ chiếu ngoại giao

– Hộ chiếu công vụ

– Hộ chiếu phổ thông

– Giấy thông hành.

Như vậy, so với Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (quy định 8 loại giấy tờ cấp cho công dân Việt Nam để xuất nhập cảnh gồm hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu thuyền viên,  giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, giấy thông hành hồi hương, giấy thông hành), Luật XC,NC của công dân Việt Nam 2019 quy định chỉ còn 04 loại giấy tờ xuất nhập cảnh.

Cấp riêng hộ chiếu cho trẻ em dưới 9 tuổi, thời hạn 05 năm.

Theo quy định tại Nghị định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, Nghị định 94/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 136/2007/NĐ-CP, trẻ em dưới 9 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha mẹ theo đề nghị của cha mẹ, thời hạn 05 năm (Khoản 2 Điều 1). Quy định này khiến thời hạn hộ chiếu riêng của cha mẹ dù là 10 năm vẫn có thể bị rút ngắn khi phát sinh yêu cầu cấp chung với con dưới 9 tuổi. Luật XC, NC của công dân Việt Nam 2019 không còn đề cập đến việc cấp chung hộ chiếu mà quy định cấp hộ chiếu phổ thông cho người dưới 14 tuổi nói chung, có thời hạn 05 năm và không được gia hạn, không gắn chíp điện tử, được cấp theo thủ tục rút gọn.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên được lựa chọn gắn hoặc không gắn chip điện tử vào hộ chiếu.

Hộ chiếu có thể được gắn chíp điện tử hoặc không gắn theo lựa chọn của người từ 14 tuổi trở lên. Đây là một trong những quyền của công dân được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5.

Cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn thay vì cấp giấy thông hành ngắn hạn.

Hộ chiếu phổ thông được cấp theo thủ tục rút gọn trong các trường hợp quy định tại Điều 17 Luật XCNC của công dân Việt Nam 2019, đó là:

– Người ra nước ngoài có thời hạn bị mất hộ chiếu phổ thông, có nguyện vọng về nước ngay;

– Người có quyết định trục xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại nhưng không có hộ chiếu;

– Người phải về nước theo điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận giữa Việt Nam với nước sở tại về việc nhận trở lại công dân;

– Người được cấp hộ chiếu phổ thông vì lý do quốc phòng, an ninh.

Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn./.

Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 số 49/2019/QH14

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 số 49/2019/QH14” đã được Luật sư Bắc Ninh giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Trích lục Kết hôn … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để được xuất cảnh là gì?

Người nước ngoài được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
– Chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú còn giá trị.
– Không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 sửa đổi 2019.

Các trường hợp không được nhập cảnh là gì?

Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
Vì lý do thiên tai.
Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Ai là người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh?

– Thủ trưởng cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát, Chánh án Tòa án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này.

– Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật này.
– Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người nước ngoài quy định tại điểm d khoản 1 Điều 28 của Luật này trong trường hợp sau đây:
Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Công an;
Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với các trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.
– Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm ra quyết định giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh ngay sau khi điều kiện tạm hoãn không còn.
– Quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh được gửi ngay cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và công bố cho người bị tạm hoãn xuất cảnh để thực hiện.
– Sau khi nhận được quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời