Tục bắt vợ có vi phạm quy định pháp luật không?

Ngày nay, vẫn còn có rất nhiều nơi ở vùng cao do họ thiếu hiểu biết về pháp luật nên tập tục bắt vợ vẫn còn, có khi những người con gái đang đi trên đường cũng sẽ bị bắt để những thanh niên trai tráng cưới về làm vợ. Khi mọi chuyện xong xuôi, nếu gia đình cô gái có biết sự việc thì cũng đã xong xuôi rồi, những bậc làm cha mẹ cô gái chỉ còn biết chấp nhận cuộc hôn nhân bất đắc dĩ. Theo quan niệm của họ, nhà trai đã dùng gà làm phép thì con gái mình đã trở thành người nhà khác, chết làm ma nhà người. Kể từ đó nhà họ sẽ không có quyền can thiệp vào nữa. Nhưng hiện nay Nhà nước đã đặt ra những quy định rất gắt gao để xử lý tập tục vô lý này. Hãy tham khảo “Tục bắt vợ có vi phạm quy định pháp luật” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  • Bộ luật Hình sự 2015
  • Hiến pháp 2013

Tục bắt vợ có vi phạm quy định pháp luật

Bắt vợ là hủ tục vi phạm pháp luật, hôn nhân là dựa trên cơ sở tự nguyện của cả hai bên, hành vi ép buộc, cưỡng ép kết hôn là hoàn toàn sai, thuộc các trường hợp cấm kết hôn, căn cứ theo Điều 5, Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Do đó, người có hành vi cưỡng ép hôn nhân hay bắt vợ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức xử phạt hành vi bắt vợ

Quy định về tục bắt vợ có vi phạm quy định pháp luật
Quy định về tục bắt vợ có vi phạm quy định pháp luật

Tuỳ vào mục đích của hành vi bắt vợ, người vi phạm có thể bị xử lý theo các hình thức

 Cưỡng ép kết hôn

– Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).

“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.”

– Chịu trách nhiệm hình sự: Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng – 03 năm theo Điều 181 Bộ luật Hình sự về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện nếu:

+ Cưỡng ép người khác kết hôn trái sự tự nguyện của họ.

+ Đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm.

Tảo hôn

– Xử phạt hành chính: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng nếu vẫn giữ mối quan hệ vợ chồng trái luật với người chưa đủ tuổi kết hôn dù Toà án đã có bản án, quyết định có hiệu lực về việc chấm dứt quan hệ này.

– Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 183 Bộ luật Hình sự về Tội tổ chức tảo hôn thì người tổ chức tảo hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn sẽ bị phạt tù đến 02 năm.

“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”

Bắt, giam, giữ người trái pháp luật

Theo Điều 23 Hiến pháp, công dân có quyền tự do đi lại cũng như cư trú ở trong nước, ra nước ngoài hay từ nước ngoài về nước. Do đó, đây là một trong những quyền cơ bản của công dân mà không ai được xâm phạm.

“Điều 23.

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Khi lợi dụng tục bắt vợ để bắt giữ, giam giữ người trái luật có thể bị xử lý về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật tại Điều 157 Bộ luật Hình sự, sửa đổi, bổ sung tại khoản 30 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2017 với các khung hình phạt như sau:

“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho gia đình người bị giam, giữ lâm vào tình trạng khó khăn, quẫn bách;

h) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạt tù từ 02 – 07 năm: Phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; với hai người; với người dưới 18 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già yếu…

– Phạt tù từ 05 – 12 năm: Nếu làm người bị bắt, giữ, giam chết/tự sát; tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo… người này.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tục bắt vợ có vi phạm quy định pháp luật” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Ninh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là đổi tên căn cước công dân… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là hành vi cưỡng ép kết hôn?

Cưỡng ép kết hôn là việc:
– Đe dọa,
– Uy hiếp tinh thần,
– Hành hạ, ngược đãi,
– Yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Kết hôn trái pháp luật gồm những hành vi gì?

Kết hôn trái pháp luật là hình thức kết hôn không được pháp luật thừa nhận mặc dù trong chừng mực nào đó hành vi kết hôn này có tuân thủ pháp luật.
Kết hôn trái pháp luật là kết hôn phạm vào các điều mà luật cấm. Hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật đều là kết hôn trái pháp luật. Cách hiểu này chưa thể hiện hết nội hàm của khái niệm kết hôn trái pháp luật theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này”.

Kết hôn trái luật thì giải quyết con chung như thế nào?

– Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con chung. Việc giao con cho bên nào trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng phải được quyết định rõ ràng để bảo vệ quyền và lợi ích của con.
– Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, vấn đề con chung được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn. Việc giao con cho bên nào trực tiếp nuôi do các bên thỏa thuận. Nếu họ không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định. Bên không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và có quyền thăm nom. Quyết định người trực tiếp nuôi con và vấn đề cấp dưỡng cho con phải vì quyền lợi của con.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời