Cha mẹ có quyền ngăn cấm con có quan hệ đồng tính không?

Việc cha mẹ có quyền ngăn cấm con có quan hệ đồng tính không vẫn luôn là một chủ đề gây tranh cãi. Hiện nay đã có rất nhiều người đứng lên ủng hộ mối quan hệ đồng tính cũng như tiến tới việc hôn nhân đồng giới vì cho rằng đây là quyền con người, đây được xem như thể hiện sự bình đẳng. Tuy nhiên, có những bậc làm cha mẹ đã không chấp nhận được sự thật đó và phản đối rằng việc quan hệ đồng tính, hôn nhân đồng giới sẽ gây hệ lụy cho xã hội như: trẻ em được nuôi dạy, bởi những người hôn nhân đồng giới sẽ có những suy nghĩ lệch lạc về tâm lý và hành vi hoặc những gia đình hôn nhân đồng giới không có khả năng duy trì nòi giống;… Vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam có cấm kết hôn đồng giới hay không? Hãy tham khảo “Cha mẹ có quyền ngăn cấm con có quan hệ đồng tính không” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Khái niệm về quan hệ đồng tính

Đồng tính là thuật ngữ được dùng để chỉ nhóm người có xu hướng tình dục với người cùng giới tính với mình.

Xu hướng tình dục (sexual orientation) là sự hấp dẫn có tính bền vững của một người về phía những người khác giới, cùng giới hoặc cả hai giới.

– Người chịu sự hấp dẫn của người cùng giới tính gọi là người dị tính luyến ai.

– Người chịu sự hấp dẫn của người cùng giới tính gọi là người đồng tính luyến ái

– Người chịu sự hấp dẫn bởi cả hai giới gọi là người lưỡng tính luyến ái.

Trên thực tế mọi người thường gọi chung nhóm đối tượng “đồng tính” này với tên gọi là “Cộng đồng LGBT”.  “LGBT” là viết tắt các biểu hiện của cộng đồng người đồng tính gồm: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (song tính), Transgender (chuyển giới).

Như vậy, quan hệ đồng tính là cụm từ dùng để chỉ mối quan hệ tình cảm giữa những người cùng giới tính với nhau.

Cha mẹ có quyền ngăn cấm con có quan hệ đồng tính không

Cha mẹ có quyền ngăn cấm con có quan hệ đồng tính không
Cha mẹ có quyền ngăn cấm con có quan hệ đồng tính không

Điều đó để thấy rằng, tuy rằng đã có những cơ sở khoa học để chứng minh đồng tính không phải là bệnh lý hay là do yếu tố tâm lý song thực tế việc chấp nhận con mình là đồng tính với người làm cha, mẹ quả thật không dễ dàng gì.

Thậm chí có những trường hợp cha, mẹ cho rằng do con bị bệnh và nhất quyết đưa con đi điều trị, hoặc có những trường hợp cho rằng trong đám bạn con chơi cung có người đồng tính và nó ảnh hưởng đến tâm lý, suy nghĩ của con từ đó cấm cản con chơi chung với những người bạn đó. 

Điều này cũng không phải là khó hiểu, chúng ta hoàn toàn lý giải được vì sao cha, mẹ lại có phản ứng như vậy! Cha mẹ chưa có nhiều thông tin chính thống về người đồng tính, bản thân cũng không phải là người đồng tính để hiểu được ngọn nguồn vấn đề, và vì bố mẹ cho rằng điều này là trái ngược với lẽ tự nhiên cùng với đó là áp lực với dị nghị của những người xung quanh.

Mỗi cá nhân trong xã hội đều có quyền bình đẳng và tự do trong việc thiết lập các quan hệ xã hội như làm bạn với ai, làm việc với ai, yêu đương với ai…. Con cái trong mối quan hệ với cha, mẹ cũng vậy, con hoàn toàn có quyền quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống riêng tư của bản thân. Dẫu rằng cha, mẹ là người sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục. Song việc con là người đồng tính, có quan hệ đồng tính không phải là hành vi sai trái đạo đức, trái pháp luật (đạo đức và pháp luật chưa có ghi nhận nào cấm cản) do đó, cha mẹ cũng không có quyền được cấm cản con có quan hệ đồng tính.

Đăng ký kết hôn giữa người đồng giới

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”

Theo đó, hiện nay thì pháp luật đã không còn cấm việc kết hôn giữa người đồng giới với nhau. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn chưa công nhận hôn nhân giữa những người đồng giới với nhau.

Người đồng giới có thể đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

“Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.”

Như vậy, hiện nay người đồng giới có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng theo luật pháp thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước.

Giải quyết tranh chấp trong hôn nhân đồng giới

  • Thực tế hiện nay, vấn đề kết hôn với những người đồng giới đã không còn quá xa lạ đối với chúng ta. Cũng giống như một cuộc hôn nhân thông thường, đôi khi sẽ xảy ra những tranh chấp không mong muốn, vậy nếu những người đồng tính chung sống với nhau nhưng xảy ra tranh chấp sẽ được pháp luật giải quyết như thế nào khi không thừa nhận hôn nhân đồng giới.
  • Những tranh chấp có thể phát sinh trong quá trình chung sống giữa những người cùng giới tính như: tranh chấp về vấn đề tài sản chung, tranh chấp về vấn đề nuôi con chung (trong trường hợp hai người nhận nuôi con nuôi). Tài sản có thể phát sinh từ các giao dịch mà cả hai bên cùng tham gia thực hiện hoặc tài sản riêng của mỗi người đóng góp vào tài sản chung hoặc tải sản được thỏa thuận để nhập vào khối tài sản chung. Tuy nhiên, hôn nhân đồng giới không được pháp luật thừa nhận nên tất nhiên pháp luật sẽ không quy định về giải quyết tài sản hôn nhân giữa những người đồng giới, điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích của những người đồng giới. Đồng nghĩa, vì không được pháp luật thừa nhận mối quan hệ này, nên khi có tranh chấp xảy ra thì đương nhiên họ sẽ không thể áp dụng luật Hôn nhân và Gia đình.
  • Do đó, đối với tranh chấp tài sản chung giữa những người đồng giới sẽ được căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự để giải quyết trường hợp này. Cụ thể theo quy định tại điều 207 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Sở hữu chung và các loại sở hữu chung.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cha mẹ có quyền ngăn cấm con có quan hệ đồng tính không” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Sau khi thay đổi giới tính có thể đăng ký kết hôn hay không?

Căn cứ theo Điều 37 Bộ Luật dân sự 2015 quy định như sau:
“Điều 37. Chuyển đổi giới tính
Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.”
Dựa vào quy định trên ta thấy, sau khi đã chuyển đổi giới tính, cá nhân phải thực hiện việc đăng ký thay đổi hộ tịch. Sau đó, người đã chuyển đổi giới tính sẽ có quyền nhân thân phù hợp với giới tính của mình sau khi đã chuyển đổi. Một trong số đó là quyền được đăng ký kết hôn.
Như vậy, sau khi đã chuyển đổi giới tính, đăng ký thay đổi hộ tịch thì người đã chuyển giới sẽ được quyền đăng ký kết hôn với người khác giới tính đã chuyển và quan hệ hôn nhân này sẽ được pháp luật công nhân.

Cha mẹ không có quyền ngăn cản con cái kết hôn?

Theo phân tích ở trên, sự đồng ý của cha mẹ không ảnh hưởng đến việc đăng ký kết hôn và được pháp luật công nhận mối quan hệ hôn nhân của cặp đôi nam, nữ.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ, cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị pháp luật cấm. Theo đó, nếu cấm con cái kết hôn, cha mẹ có thể bị xử phạt hành chính hoặc nặng hơn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự:
– Bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng: Cản trở người khác kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác (theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 167/201/NĐ-CP).
– Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm: Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục cản trở người khác kết hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác (theo Điều 181 Bộ luật Hình sự).
Nói tóm lại, cặp đôi nam, nữ được tự mình đăng ký kết hôn khi bị cha mẹ cấm. Tuy nhiên, phải đáp ứng mọi điều kiện quy định và đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì quan hệ hôn nhân sẽ được pháp luật công nhận.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời