Năm 2022, gây ô nhiễm tiếng ồn bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tiếng ồn là những âm thanh lớn, khi tiếng ồn trong môi trường vượt ngưỡng nhất định sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến những người xung quanh. Nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu từ việc xây dựng ở nhiều công trình lớn hay tiếng phương tiện đi lại ngoài trời,… Với xã hội hiện đại ngày nay đã khiến tình trạng ô nhiễm tiếng ồn càng trở nên nghiêm trọng hơn tại các thành phố lớn. Hãy tham khảo “Gây ô nhiễm tiếng ồn bị truy cứu trách nhiệm hình sự không” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2014
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP
  • Nghị định 179/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Quy định về gây ô nhiễm tiếng ồn

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép là hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và phải chịu xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này và bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp để xử lý vi phạm trên và khắc phục hậu quả của vi phạm này.

Nếu hành vi sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt gây ra tiếng ồn vượt quá giới hạn cho phép trên thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 17. Vi phạm các quy định về tiếng ồn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

11. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

12. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.”

Mẫu đơn khiếu nại đối với trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn

Hình thức xử lý đối với trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn

Năm 2022, gây ô nhiễm tiếng ồn bị truy cứu trách nhiệm hình sự không
Năm 2022, gây ô nhiễm tiếng ồn bị truy cứu trách nhiệm hình sự không

Hành vi thường xuyên mở nhạc, gây ồn ào, phá vỡ sự yên tĩnh chung của khu dân cư; làm xáo trộn sinh hoạt của cộng đồng dân cư là hành vi thiếu ý thức của một số cá nhân, nhóm người; và đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“Điều 8. Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”

Theo đó, sau khi xác minh, lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm,… để ra quyết định hình phạt, mức phạt cụ thể. Hình thức xử phạt bao gồm: Cảnh cáo; hoặc phạt tiền (mức tiền phạt là từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng).

Với mức phạt, hình phạt đối với hành vi nêu trên; thẩm quyền ra quyết định xử phạt/xử lý hành vi vi phạm của hàng xóm nhà bạn; theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP bao gồm:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội; Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ;

– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an;

– Trưởng Công an cấp huyện;

– Giám đốc công an tỉnh;…

Như vậy, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mở nhạc; hát karaoke gây tiếng ồn lớn tới cộng đồng, khu dân cư. Với trường hợp của bạn, để được xử lý, giải quyết nhanh chóng, kịp thời; có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc Trưởng công an cấp xã trước khi gửi yêu cầu/đề nghị cơ quan/cá nhân có thẩm quyền cao hơn tiến hành xác minh; xử lý vi phạm.

Ngoài ra, đối với hành vi gây tiếng ồn, làm huyên náo khu dân cư; khu phố, nơi ở… mà không thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu tần số, mức độ gây tiếng ồn đủ để xử phạt.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Gây ô nhiễm tiếng ồn bị truy cứu trách nhiệm hình sự không” Luật sư Bắc Ninh tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Ninh thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Hình thức xử lý đối với trường hợp hàng xóm làm ồn?

Hành vi thường xuyên mở nhạc, gây ồn ào, phá vỡ sự yên tĩnh chung của khu dân cư; làm xáo trộn sinh hoạt của cộng đồng dân cư là hành vi thiếu ý thức của một số cá nhân, nhóm người; và đây là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử lý theo Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
Theo đó, sau khi xác minh, lập biên bản vi phạm hành chính; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào mức độ vi phạm; các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ trách nhiệm,… để ra quyết định hình phạt, mức phạt cụ thể. Hình thức xử phạt bao gồm: Cảnh cáo; hoặc phạt tiền (mức tiền phạt là từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng).
Với mức phạt, hình phạt đối với hành vi nêu trên; thẩm quyền ra quyết định xử phạt/xử lý hành vi vi phạm của hàng xóm nhà bạn; theo quy định tại Điều 68, Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP bao gồm:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;
– Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội; Đội trưởng của chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành nhiệm vụ;
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an;
– Trưởng Công an cấp huyện;
– Giám đốc công an tỉnh;…
Như vậy, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mở nhạc; hát karaoke gây tiếng ồn lớn tới cộng đồng, khu dân cư. Với trường hợp của bạn, để được xử lý, giải quyết nhanh chóng, kịp thời; có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc Trưởng công an cấp xã trước khi gửi yêu cầu/đề nghị cơ quan/cá nhân có thẩm quyền cao hơn tiến hành xác minh; xử lý vi phạm.
Ngoài ra, đối với hành vi gây tiếng ồn, làm huyên náo khu dân cư; khu phố, nơi ở… mà không thuộc trường hợp xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; trong lĩnh vực bảo vệ môi trường nếu tần số, mức độ gây tiếng ồn đủ để xử phạt.

Hàng xóm mở nhạc đêm khuya làm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống cư dân, gây ô nhiễm tiếng ồn thì phạt tối đa bao nhiêu tiền?

Hành vi mở nhạc, hát karaoke gây tiếng ồn lớn, làm huyên náo, xáo trộn nhịp sống của khu dân cư là hành vi vi phạm pháp luật;
Và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Với mức phạt cao nhất là 01 triệu đồng hoặc xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Hàng xóm xây nhà quá ồn thì làm thế nào?

Theo như những quy định nêu ở mục trên, nếu hoạt động xây dựng gây ra tiếng ồn quá lớn so với quy định sẽ là hành vi vi phạm về tiếng ồn.
Đây là thuộc lĩnh vực dân sự, vì thế, khi nhà hàng xóm xây sửa gây ra tiếng ồn quá lớn thì Quý vị có thể qua và trao đổi với chủ nhà hoặc chủ đầu tư để họ có biện pháp giảm tiếng ồn.
Nếu trong trường hợp 2 bên xảy ra mâu thuẫn và tình trạng tiếng ồn vẫn tiếp diễn thì Quý vị có thể trình báo đến Ủy ban nhân dân xã, phường để được giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời