Giải quyết đơn xin nghỉ việc

Để được cấp cấp trên quyết định cho xin thôi việc thì sẽ có rất nhiều vấn đề diễn và cần phải giải quyết. Khi cá nhân có nhu cầu muốn nghỉ việc tại công ty thì cá nhân phải làm đơn kèm theo hồ sơ xin nghỉ việc. Khi phòng nhân sự tiếp nhận đơn và hồ sơ thì sẽ xem xét các giấy tờ và nội dung trình bày để đưa ra hướng giải quyết. Vậy trình trình tự các bước giải quyết vấn đề thôi việc gồm những gì. Cùng Luật Bắc Ninh sẽ trình bày với độc giả trình tự các bước giải quyết đơn xin nghỉ việc. Sau khi đọc xong bài viết thì bạn đọc có thể hình dung các hướng giải quyết đơn thôi việc. Từ đó cá nhân sẽ có những hướng để đơn được giải quyết nhanh hơn.

Trình tự xin thôi việc tại công ty

Đây là trình tự xin nghỉ việc mà cá nhân muốn thôi việc cần phải biết. Nó sẽ giúp cá nhân muốn thôi việc được Giải quyết đơn xin nghỉ việc theo đúng trình tự. Không chỉ vậy mà còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian hơn

Trình tự thủ tục xin thôi việc ở công ty sẽ thường qua các bước như sau:

Bước 1. Cá nhân muốn thôi việc viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu

Bạn đọc có thể tham khảo Mẫu đơn xin nghỉ việc để hiểu hơn về cách viết và điền thông tin trong đơn. Sau khi viết đơn người xin thôi việc chuyển đơn cho trưởng phòng xem xét theo bước 2.

Bước 2: Xem xét của trưởng phòng.

Trưởng phòng có trách nhiệm xem xét nội dung trong đơn và trả lời đơn cho người xin nghỉ việc không quá 2 ngày . Bước này sẽ giúp quản lí nắm bắt được vấn đề để họp với cấp trên đưa ra những phương án phù hợp.

Bước 3: . Khi được trưởng phòng trả lời thì tiếp theo cá nhân xin thôi việc chuyển lại đơn cho Phòng Nhân sự. Phòng nhân sự sẽ xem lại trình tự hồ sơ và phần thông tin trong đơn có đúng với các thông tin trong CV khi cá nhân ứng tuyển không.

Bước 4: Phòng Nhân sự chuyển đơn xin nghỉ việc cho GD duyệt kèm theo phương án thay thế.

Bước 5: Thanh lý hợp đồng, lập biên bản bàn giao các dụng cụ, hồ sơ, lập bản cam kết nghỉ việc

– Bản cam kết nghỉ việc.

Bước 6: Sau khi hoàn thành việc thanh lý công việc, Phòng NS lập biên bản thanh lý nghỉ việc, thảo quyết định nghỉ việc trình Giám đốc ký (kèm theo các biên bản thanh lý).

Bước 7: Phòng Tài chính – Kế toán có trách nhiệm phối hợp Phòng Nhân sự để lập bảng thanh toán cho người xin nghỉ việc và trình GD duyệt.

Các quy định trong quá trình giải quyết đơn xin nghỉ việc

Cá nhân đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

+ Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Những giấy từ cần có nghỉ việc

+ Giấy CMTND, CCCD,

+ Hợp đồng lao động

+ Thẻ BHYT, BHXH

+ Một sô giấy tờ khác tuỳ thuộc vào đặc thù của nghề nghiệp. Bạn đọc có thể tham khảo thêm Hồ sơ xin nghỉ việc để biết thêm các giấy tờ chuẩn bị để xin nghỉ việc.

Lời kết

Sau khi đọc bài viết này cá nhân có thể hình dung được cách giải quyết đơn xin nghỉ việc. Từ đó hãy áp dụng theo các bước để tờ đơn của cá nhân dễ dàng được phòng nhân sự tiếp nhận. Nếu muốn hiểu cụ thể hơn về vấn đề nghỉ việc thì bạn đọc có thể tham khảo thêm Quy trình xin nghỉ việc để biết được cách thức giải quyết đơn sẽ như thế nào.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào thì cá nhân không được Giải quyết đơn xin nghỉ việc?

+ Thứ nhất là phần nội dung trong đơn quá sơ sài. Cá nhân chưa cung cấp đầy đủ và đúng về thông tin cá nhân.
+ Thứ hai là cá nhân có thể trình bày lí do xin nghỉ phép chưa hợp lí
+ Các giấy tờ trong đơn còn thiếu rất nhiều chưa thể cung cấp nội dung đầy đủ.

Trong trường hợp nào cá nhân nghỉ việc không phải làm đơn?

+ Cá nhân bị cho thôi việc khi vi phạm những quy định của công ty.
+ Cá nhân có những sai phạm và bị pháp luật phạt bắt buộc phải nghỉ việc tại công ty

Những lí do nghỉ việc mà vẫn được nhận trợ cấp của công ty ?

+ Khi cá nhân gặp phải tai nạn nghề nghiệp không còn khả năng lao động nữa.
+ Cá nhân hết độ tuổi phải lao động, đến độ tuổi nghỉ hưu.
+ Khi cá nhân là phụ nữ mang thai phải nghỉ để chăm con trong một khoảng thời gian dài.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời