Tải xuống Luật Công chứng 2014

Luật Công chứng 2014 là một trong những luật quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực công chứng, có tên đầy đủ là Luật Công chứng số 58/2014/QH13. Luật Công chứng 2014 nhằm tạo ra một hệ thống công chứng hiệu quả, đáng tin cậy và mang tính pháp lý cao nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia giao dịch. Luật áp dụng cho các hoạt động công chứng trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh tế và xã hội. Bạn đọc có thể tham khảo và tải xuống trong bài viết “Tải xuống Luật Công chứng 2014” của Luật sư Bắc Ninh nhé!

Tình trạng pháp lý

Luật Công chứng 2014 quy định về quản lý công chứng, bao gồm việc thành lập Hội đồng công chứng, tổ chức đào tạo và cấp phép công chứng viên. Quy định này nhằm đảm bảo chất lượng và uy tín của ngành công chứng. Luật Công chứng 2014 quy định về trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan đến hoạt động công chứng, bao gồm trách nhiệm của công chứng viên, trách nhiệm của người yêu cầu công chứng và trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch.

Số hiệu:53/2014/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:20/06/2014Ngày hiệu lực:01/01/2015
Ngày công báo:16/07/2014Số công báo:Từ số 681 đến số 682
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tải xuống Luật Công chứng 2014

Tải xuống Luật Công chứng 2014
Tải xuống Luật Công chứng 2014

Nội dung nổi bật của Luật Công chứng 2014

Công chứng được coi là một phương tiện chứng minh sự thật và có hiệu lực pháp lý. Các văn bản và giấy tờ được công chứng có giá trị chứng cứ trong các vụ án, giao dịch pháp lý và các quan hệ pháp lý khác. Luật Công chứng 2014 quy định các chức năng của công chứng, bao gồm xác thực chữ ký, chứng thực bản sao, công chứng hợp đồng, công chứng di chúc, công chứng giấy tờ quan trọng và các hoạt động khác có liên quan.

Ngày 20/06 vừa qua, Luật Công chứng mới số 53/2014/QH13 được Quốc hội thông qua, và có những thay đổi cơ bản sau:
Mở rộng quyền cho công chứng viên, cụ thể:

  • Thêm quyền công chứng bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài và ngược lại;
  • Thêm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

Siết chặt đào tạo nghề công chứng:

  • Tăng thời gian đào tạo công chứng lên 12 tháng;
  • Tăng thời gian hành nghề lên 05 năm đối với thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đồng thời phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề trong 03 tháng mới được miễn đào tạo nghề.

Văn phòng công chứng được phép chuyển nhượng nếu đã hoạt động được 02 năm; công chứng viên chuyển nhượng sẽ không được phép thành lập Văn phòng công chứng mới trong thời hạn 05 năm.

Luật Công chứng 2014 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/01/2015.

Giá trị pháp lý của văn bản công chứng

Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định giá trị pháp lý của văn bản công chứng, cụ thể:

  • Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
  • Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
  • Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

Như vậy, văn bản công chứng là một chứng cứ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể, phòng ngừa tranh chấp, là bằng chứng xác thực, có giá trị sử dụng như bản gốc.

Thủ tục công chứng giấy tờ

Căn cứ Điều 40 Luật Công chứng 2014, thủ tục công chứng được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng

Người có yêu cầu công chứng trình bày nội dung cần công chứng và hồ sơ tài liệu cần công chứng với Công chứng viên hoặc chuyên viên văn phòng công chứng.

Tải xuống Luật Công chứng 2014
Tải xuống Luật Công chứng 2014

Bước 2: Kiểm tra số lượng và tính pháp lý giấy tờ trong hồ sơ

Trường hợp 1: Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ và các bên tham gia giao dịch đáp ứng đầy đủ các quy định pháp luật thì thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

Người tiếp nhận hồ sơ thông báo cho khách hàng phí công chứng, thù lao công chứng để khách hàng biết và thoả thuận trước khi thực hiện các công việc nghiệp vụ.

Trường hợp 2: Trường hợp hồ sơ thiếu, người tiếp nhận thông báo các giấy tờ cần hoàn thiện.

Trường hợp 3: Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết thì từ chối tiếp nhận và giải thích lý do.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu công chứng

Bước 4: Ghi lời chứng và ký

Người có yêu cầu đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ trong hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Bước 5: Thu phí, đóng dấu và trả kết quả cho khách hàng

Thư ký viết thông báo phí công chứng và thù lao công chứng. Khi nhận được phí và thù lao, kế toán viết phiếu và chuyển cho khách hàng.

Văn thư ghi số công chứng, đóng dấu hồ sơ công chứng, trả hồ sơ đã được công chứng cho khách hàng.

Thời hạn công chứng: Không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tải xuống Luật Công chứng 2014”. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng về các vấn đề như .

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện để trở thành công chứng viên

Theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014, để trở thành công chứng viên người đó phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Bắt buộc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
Có bằng cử nhân Luật;
Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng;
Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Đáng chú ý, Luật Công chứng 2014 đã siết chặt hơn điều kiện trở thành công chứng viên, kéo dài thời gian đào tạo nghề công chứng lên thành 12 tháng thay vì 06 tháng như quy định tại Luật Công chứng 2006 trước đây.

Vi phạm quy định về công chứng phạt bao nhiêu?

Luật Công chứng 2014 nhấn mạnh trường hợp công chứng viên vi phạm quy định về công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Đối với tổ chức hành nghề công chứng vi phạm thì bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
Cụ thể, phạt tiền từ 40 triệu đồng – 60 triệu đồng đối với tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào (khoản 6 Điều 15 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 67/2015/NĐ-CP)
Một số vi phạm thường gặp và mức xử phạt cần biết, cụ thể:
Không niêm yết phí công chứng, thù lao công chứng và nguyên tắc tính chi phí khác tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng phạt tiền từ 01- 02 triệu đồng;
Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận phạt từ 03 – 07 triệu đồng;
Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi làm giả quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động…
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; hủy bỏ giấy tờ giả đã tạo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles