Các đối tượng không được bảo hộ sáng chế năm 2023

Công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, pháp luật hiện hành cũng ngày càng hoàn thiện cơ chế bảo vệ sự sáng tạo, sản phẩm trí tuệ của con người. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp cá nhân, tổ chức chưa hiểu rõ các quy định bảo hộ nhưng vẫn nộp đơn xin cấp bằng sáng chế và hầu hết các đơn này đều không được cấp bằng bảo hộ. Một lý do cho điều này là đối tượng được các tổ chức này đăng ký không được bảo hộ dưới dạng sáng chế. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm quy định trong bài viết “Các đối tượng không được bảo hộ sáng chế năm 2023” của Luật sư Bắc Ninh.

Các đối tượng không được bảo hộ sáng chế năm 2023

Khi một cá nhân hoặc tổ chức có một phát minh, họ muốn khai thác tối đa lợi ích của nó, chủ yếu bằng cách sản xuất hàng loạt và bán thương mại. Tuy nhiên, nếu không có sự bảo vệ pháp lý, sẽ không có gì ngăn cản các bên khác làm điều tương tự khi họ tìm hiểu công nghệ cần thiết để tạo ra phát minh này. Theo đó, chủ sở hữu bằng sáng chế và nhà phát minh phải bảo vệ phát minh và quyền của mình đối với phát minh đó bằng cách nộp đơn đăng ký bằng sáng chế.

Cũng như quy định pháp luật của các nước trên thế giới thì pháp luật Việt Nam cũng có những đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế. Theo đó, tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định các đối tượng không được bảo hộ sáng chế gồm:

Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học

Phát minh, các lý thuyết khoa học, phương pháp toán học có khoa học có nguồn gốc bản chất là thuộc về tự nhiên, nó tồn tại độc lập và không dựa vào sự sáng tạo của con người. Theo đó, con người chỉ có vai trò phát hiện ra những phát minh, lý thuyết đó chứ không tạo ra nó.

Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà chỉ là phương tiện để con người dựa vào đó tạo ra các sản phẩm, giải pháp đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Sáng chế có thể suy giảm, lụi tàn theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ, kỹ thuật, còn phát minh thì luôn luôn tồn tại và song hành cùng lịch sử nhân loại.

Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không bảo hộ phát minh với danh nghĩa là sáng chế.

Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc, phương pháp thực hiện hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh hay cách thức thể hiện thông tin

Đây là những đối tượng mang tính chất tư duy, là kết quả của việc suy luận, đánh giá, phân tích hoặc thông qua quan sát, ghi nhớ của cá nhân mà không phải là những giải pháp kỹ thuật, thường không áp dụng các quy luật tự nhiên cho nên không thể thực hiện được việc áp dụng chúng vào sản xuất công nghiệp trong thực tiễn được. Do đó, những đối tượng này không đáp ứng được điều kiện để bảo hộ sáng chế, mà  sẽ được bảo hộ theo quy định của quyền tác giả dưới dạng các tác phẩm.

Chương trình máy tính

Căn cứ tại khoản 1 Điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã hay bất kì một dạng nào khác. Một chương trình máy tính có thể được thể hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau, tương tự như tác phẩm văn học có thể đọc được và được thể hiện dưới dạng viết. Do đó, chương trình máy tính sẽ không được bảo hộ dưới dạng sáng chế mà bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả.

Giải pháp chỉ mang tính thẩm mỹ

Những giải pháp này mặc dù được sử dụng cho mục đích công nghiệp bằng việc gắn nó vào những sản phẩm được sản xuất hàng loạt. Nhưng nếu chỉ mang tính thẩm mỹ đơn thuần mà không thể hiện được chức năng kỹ thuật thì sẽ không được bảo hộ là sáng chế mà thường sẽ được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp hoặc bảo hộ theo cơ chế quyền tác giả.

Giống thực vật, giống động vật và quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học không phải là quy trình vi sinh

Việc các đối tượng này không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế được xuất phát từ việc bảo vệ đạo đức xã hội và trật tự công cộng, đơn cử như quy trình nhân bản vô tính người hay như việc quy trình biến đổi gen quy định đặc tính của động vật có thể gây cho chúng những đau đớn mà không đem hề đem lại bất kỳ lợi ích nào cho người hay động vật và thậm chí là cả những động vật do các quy trình đó tạo ra. Mặt khác, đây là những đối tượng có đặc điểm khác biệt và mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để có thể tạo ra các đối tượng này nên chúng sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế.

Phương pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho người, động vật

Việc bảo hộ độc quyền sáng chế cho những phương pháp này sẽ cản trở khả năng tiếp cận các phương pháp phòng chống và chữa bệnh mới cho con người, động vật. Vì vậy, việc loại trừ độc quyền và thương mại hóa đối với các phương pháp này nhằm bảo đảm được cơ hội tiếp cận các phương pháp chăm sóc và chữa bệnh tốt nhất cho con người. Bên cạnh đó, việc áp dụng những phương pháp này đối với mỗi đối tượng cụ thể sẽ không đạt được hiệu quả giống nhau. Vậy nên các phương pháp này không đáp ứng được điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định những sáng chế trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng hay gây hại cho quốc phòng an ninh. Mặc dù những trường hợp này, các sản phẩm yêu cầu bảo hộ có thể đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn bảo hộ, tuy nhiên nếu xét thấy các quy định này xâm hại đến trật tự công cộng cũng như đạo đức xã hội, cuộc sống, sức khỏe con người cũng như các sinh vật khác, đe dọa trực tiếp đến quốc phòng, an ninh và chủ quyền của đất nước thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng sẽ từ chối bảo hộ các sản phẩm này với danh nghĩa là sáng chế.

Các đối tượng không được bảo hộ sáng chế năm 2023

Để được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế cần điều kiện gì?

Ở Việt Nam, một sáng chế được coi là có tính sáng tạo nếu nó dựa trên giải pháp kỹ thuật được bộc lộ công khai trong quá trình sử dụng, trong bản mô tả hoặc dưới hình thức khác trong bằng độc quyền sáng chế trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên. Đơn xin cấp bằng sáng chế, nếu đơn xin cấp bằng sáng chế được hưởng quyền ưu tiên thì sáng chế đó là một bước phát triển mới và không thể được tạo ra một cách độc lập. Đây là sự lựa chọn dễ dàng cho những người có kiến ​​thức trung bình trong lĩnh vực kỹ thuật liên quan.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau đây:

  • Có tính mới.
  • Có trình độ sáng tạo.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện theo khoản 2 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:

  • Có tính mới.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Bên cạnh đó, tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bời khoản 2 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 và khoản 19 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 cũng quy định về tính mới của sáng chế như sau:

  • Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên;
  • Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.
  • Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
  • Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86, Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005 hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.
  • Quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Tại Việt Nam, do tính chất của loại đơn này, thẩm định viên không thể sử dụng hoặc tham khảo kết quả thẩm định đơn quốc tế hoặc tra cứu thông tin sáng chế trong cơ sở dữ liệu sáng chế trong và ngoài nước. Quy trình đăng ký sáng chế tại Việt Nam được đánh giá cao vì nó bao gồm nhiều yếu tố khi đánh giá khả năng được bảo hộ sáng chế của một sáng chế như hệ thống tài liệu hướng dẫn đầy đủ, ý kiến ​​về nhân cách và tính chuyên nghiệp của thẩm định viên cũng như cách tiếp cận toàn diện đối với quy trình đăng ký sáng chế tại Việt Nam cũng như các yếu tố khác.

Theo Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được quy định như sau:

  • Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế:
  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, tổ chức, cá nhân được giao quản lý nguồn gen cung cấp nguồn gen, tri thức truyền thống về nguồn gen theo hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc trường hợp quy định tại Điều 86a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Các đối tượng không được bảo hộ sáng chế năm 2023”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Điều kiện để được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, để có thể được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế thì sẽ phải đáp ứng được đầy đủ ba điều kiện như sau:
Sáng chế có tính mới.
Trình độ sáng tạo của sáng chế.
Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Những đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế?

Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định các đối tượng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nếu đáp ứng đầy đủ 3 điều kiện như sau:
Có tính mới;
Có trình độ sáng tạo;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles