Lệ phí xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh năm 2023

Để hạn chế tối đa các nguy cơ về an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các cơ sở kinh doanh liên quan đến thực phẩm phải tuân thủ các quy định để hoạt động theo giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Và một điều quan trọng mà khi xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm người đăng ký cần phải lưu ý đến là lệ phí. Lệ phí xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm có phí thẩm định, phí kiểm tra, phí cấp giấy. Để giúp bạn nắm rõ hơn về lệ phí khi xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bạn đọc có thể theo dõi qua bài viết Lệ phí xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh này nhé.

Cơ sở nào phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm?

Điều kiện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 34 Luật an toàn thực phẩm. Đặc biệt, cơ sở sản xuất sản phẩm thiên nhiên phải đáp ứng quy định tại Điều 28 của Quy định 15/2018/NĐ-CP.

Căn cứ quy định Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ những trường hợp sau đây:

  • Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
  • Sơ chế nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
  • Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
  • Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
  • Nhà hàng trong khách sạn;
  • Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
  • Kinh doanh thức ăn đường phố;
  • Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

Các cơ sở không thuộc diện phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nêu trên phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.

Đối tượng áp dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận ATTP gồm những ai?

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu thực phẩm phải xin thẩm định cấp phép lưu hành, giấy phép nhập khẩu, xác nhận và báo cáo trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi gửi hồ sơ. đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho thực phẩm xuất khẩu; thẩm định và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình băng, đĩa ghi âm, phần mềm, các tài liệu, vật liệu quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng, hỗ trợ chữa bệnh.

Tổ chức chứng nhận sự phù hợp của các hành vi pháp lý, cơ quan và tổ chức được thiết kế để thực hiện kiểm tra quốc gia về an toàn thực phẩm nhập khẩu, cơ quan kiểm nghiệm, khi họ gửi văn bản, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá các yêu cầu cơ bản đối với kiểm nghiệm thực phẩm, sắp xếp giấy chứng nhận phù hợp của các quy tắc, và kiểm soát thực phẩm nhà nước.

Lệ phí xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh
Lệ phí xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh

Lệ phí xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh

STTDịch vụ thu phíMức thu
1Thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
2Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi1.500.000 đồng/lần/sản phẩm
3Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định500.000 đồng/lần/sản phẩm
4Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm)
5– Đối với kiểm tra thông thường300.000 đồng/lô hàng
6– Đối với kiểm tra chặt1.000.000 đồng/lô hàng + số mặt hàng x 100.000 đồng (số mặt hàng tính từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng
7Thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế)1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận
IIIThẩm định điều kiện hành nghề, kinh doanh thuộc lĩnh vực an toàn thực phẩm
1Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm
aThẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm
bThẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống:
 – Phục vụ dưới 200 suất ăn700.000 đồng/lần/cơ sở
 – Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên1.000.000 đồng/lần/cơ sở
cThẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe)
Đối với cơ sở sản xuất nhỏ lẻ được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm500.000 đồng/lần/cơ sở
Đối với cơ sở sản xuất khác (bao gồm cả cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh) được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm2.500.000 đồng/lần/cơ sở
dThẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn thực hành sản xuất tốt (GMP)22.500.000 đồng/lần/cơ sở
aĐánh giá lần đầu, đánh giá mở rộng28.500.000 đồng/lần/đơn vị
bĐánh giá lại20.500.000 đồng/lần/đơn vị
IVThẩm định nội dung kịch bản phim, chương trình trên băng, đĩa, phần mềm, trên các vật liệu khác và tài liệu trong quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thuộc lĩnh vực y tế1.100.000 đồng/lần/sản phẩm

Hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Bắc Ninh

Hồ sơ xin cấp giấy phép phải có đầy đủ các giấy tờ để đảm bảo điều kiện được cấp như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định của cơ quan thẩm quyền.
  • Bản sao công chứng giấy đăng kí kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm.
  • Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực.
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở.
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở.
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở.
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất.
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng.
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh

Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như sau:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có liên quan tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Nếu đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Lệ phí xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Bắc Ninh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Công chứng tại nhà. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả ATTP?

Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.

Căn cứ kiểm tra an toàn thực phẩm là gì?

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm.
Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm.
Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles