Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?

Hiện nay, theo quy định pháp luật, người dân có thể đổi tiền trong một số trường hợp nhất định như tiền bị rách, nát do nguyên nhân khách quan, chủ quan, do lỗi in đúc,… Thông tư 25/2013/TT-NHNN có quy định cụ thể những trường hợp này. Việc đổi tiền rách chỉ được thực hiện tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi,… do pháp luật quy định. Ngày nay, người dân có nhu cầu đổi tiền mới vào dịp Tết để lì xì và thực hiện việc đổi tiền giữa cá nhân với cá nhân. Vậy việc đổi tiền như vậy có được không? Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu khi đổi tiền tại ngân hàng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 40/2012/NĐ-CP;
  • Thông tư 25/2013/TT-NHNN

Tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cụ thể:

“1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):

a) Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;

b) Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.

2. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):

a) Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn…); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;

b) Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.

3. Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.”

Như vậy, đối với tiền bị rách rời nhưng vẫn còn nguyên tờ tiền thì không đủ điều kiện để lưu thông theo quy định nêu trên.

Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?
Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?

Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về hiệu lực thi hành như sau:

“1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2014.

2. Quyết định số 24/2008/QĐ-NHNN ngày 22/08/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy chế thu đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.”

Theo đó, quy định về phí đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại Điều 8 của Quyết định 24/2008/QĐ-NHNN cũng hết hiệu lực kể từ ngày 20/01/2014 Thông tư 25/2013/TT-NHNN có hiệu lực.

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

“1. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ.

2. Đối với tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện sau:

a) Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại;

b) Trường hợp tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại; nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền (mặt trước, mặt sau; trên, dưới; bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an;

Đối với tiền polymer bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, đồng thời nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an như: yếu tố hình ẩn trong cửa sổ nhỏ, mực không màu phát quang, phát quang hàng số sêri, dây bảo hiểm, yếu tố IRIODIN, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Căn cứ điều kiện xét đổi được quy định tại Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng. Nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do.

Trường hợp các tờ tiền chưa xác định được điều kiện đổi và cần giám định, khách hàng phải có giấy đề nghị đổi tiền (theo Phụ lục số 01 đính kèm).”

Theo quy định nêu trên, tiền rách hư hỏng không đủ tiêu chuẩn lưu thông phải tiến hành đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông tại tổ chức có thẩm quyền. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu, không hạn chế số lượng, không yêu cầu thủ tục giấy tờ. Như vậy, khi thực hiện đổi tiền rách không hạn chế số lượng hay yêu cầu thủ tục giấy tờ. Do đó, 01 tờ vẫn có thể đổi được và sẽ không bị mất phí khi tiến hành đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

Những tổ chức nào có quyền thu hồi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông?

Theo Điều 20 Nghị định 40/2012/NĐ-CP quy định về thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:

“1. Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước tổ chức việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2. Ngân hàng Nhà nước quy định tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; thu, đổi các loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định này.”

Như vậy, Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Kho bạc Nhà nước có quyền thu hồi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định.

Thủ tục đổi tiền rách tại các ngân hàng

Bên cạnh đổi tiền rách tại ngân hàng có mất phí không thì thủ tục cũng được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, đối với các trường hợp rút tiền từ ATM bị rách là loại tiền tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông do biến dạng, rách nát vì lỗi kỹ thuật từ nhà sản xuất hoặc do quá trình lưu thông thì không cần phải nộp giấy tờ gì. Tuy nhiên, nếu đổi tiền rách, hư hỏng do quá trình bảo quản thì cũng cần đảm bảo một số giấy tờ cơ bản theo quy định như sau:

Giấy đề nghỉ đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, mẫu do ngân hàng cung cấp. Khách hàng cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin bao gồm:

  • Tên khách hàng có nhu cầu đổi tiền;
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân;
  • Số điện thoại;
  • Địa chỉ;
  • Số lượng tiền đổi, nguyên nhân rách, hư hỏng.

Quy trình đổi tiền rách tại ngân hàng

Khi có nhu cầu, khách hàng mang tiền rách, hư hỏng, không đạt tiêu chuẩn tới các chi nhánh ngân hàng gần nhất. Say đó, đăng ký quy đổi tiền rách, hư hỏng sang tiền mới. Đối với những trường hợp không xác định được có đủ tiêu chuẩn không thì:

  • 5 ngày đầu tiên, đơn vị thu – đổi sẽ chuyển hiện vật kèm giấy đề nghị giám định về chi nhánh ngân hàng đăng ký chuyển đổi.
  • 5 ngày tiếp theo, chi nhánh ngân hàng đó sẽ thông báo kết quả giám định và trao trả hiện vật.

Nếu không thực hiện được giám định trong vòng 15 ngày, ngân hàng sẽ chuyển hiện vật kèm giấy giám định về cục phát hành và kho quỹ.

Sau 7 ngày, Cục phát hành và kho quỹ sẽ thông báo kết quả giám định tới khách hàng. Nếu phát hiện ra hành vi cố tình hủy hoại, đơn vị sẽ chuyển cho cơ quan công an xem xét.

Kết quả từ cơ quan công an sẽ làm căn cứ để thực hiện việc quy đổi.

Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?
Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?

Đổi tiền USD bị rách cần điều kiện gì?

Xét về mặt pháp luật, Việt Nam mặc dù đã có những yêu cầu nhất định về tiền tệ có đủ tiêu chuẩn lưu thông hay không theo thông tư mới nhất năm 2013. Nhưng đó chỉ mới áp dụng với đồng tiền chung trong nước (VNĐ). Còn đối với USD thì chưa quy định rõ cụ thể. Do đó, việc thu, đổi như thế nào sẽ được quy định bởi các ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ áp dụng điều kiện khác nhau, nhưng thường có chung những tiêu chuẩn như:

  • Tiền không phải do hành vi cố tình phá hoại mà bị hư hỏng, mất màu, dính bẩn.
  • Tiền vẫn còn khả năng tồn tại dưới dạng tờ. Tức bóp vào không dễ bị biến thành vụn nhỏ, không bị giòn, thành bột.
  • Nếu bị mất góc, bị cháy,… thì diện tích phần bị mất đi phải dưới 50% diện tích ban đầu của tờ tiền đó.
  • Tiền không bị mờ, mất số seri. Các hoa văn, đặc điểm nhận dạng, bảo mật hoa văn phải còn

Ngoài các ngân hàng thì tại một số tiệm vàng lớn cũng có cung cấp dịch vụ này. Để đổi ngoại tệ bạn có thể so sánh mức phí giữa các địa điểm để xem chỗ nào rẻ hơn. Đồng thời phải chú ý đến những nơi uy tín, đã được ngân hàng nhà nước cấp phép. Để tránh tình trạng phải gặp nhiều rắc rối, mất tiền oan vì những lý do chủ quan. Các bạn có thể tham khảo một số địa điểm uy tín đổi ngoại tệ tốt dưới đây.

Ngân hàng BIDV

Ngân hàng BIDV tạo điều kiện cho khách hàng đổi tiền nước ngoài bị rách, cũ nhưng phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Đổi ngoại tệ từ đủ không đủ tiêu chuẩn lưu thông sang đủ tiêu chuẩn lưu thông. Với tờ tiền chưa bị mất góc, còn nguyên diện tích.
  • Không phải do hành vi cố tình phá hoại mà bị mất màu, dính bẩn, tiền không bị rách vụn. Hoa văn, kỹ thuật bảo an cũng như số seri vẫn còn nguyên vẹn.
  • Tờ tiền bị rách, thủng, cháy thì vẫn phải còn ít nhất 50% diện tích. Và các thành phần quan trọng như số seri, hoa văn, đặc điểm kỹ thuật bảo an và một số hình ảnh nhất định.
  • Ngoài USD ra thì BIDV còn cho phép đổi các loại ngoại tệ khác như THB, EUR, CAD, AUD, CHF, GBP, NZD, HKD, JPY, SGD.

Ngân hàng Vietcombank

Khi đổi tiền USD rách ở ngân hàng vietcombank điều kiện quy đổi cũng tương tự như tại BIDV. Ngoài ra có một lưu ý về vấn đề thủ tục như sau. Nếu tiền đạt tiêu chuẩn lưu thông thì không cần nộp giấy tờ gì, thủ tục đơn giản.

Ngược lại đối với những tờ tiền cần phải đưa ra nước ngoài để xem xét. Thì cần điền thông tin vào đơn đề nghị đổi tiền không đáp ứng được tiêu chuẩn lưu thông. Đồng thời nộp bản sao hộ chiếu, chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân của khách hàng.

Video giải đáp thắc mắc Đổi tiền lẻ dịp Tết 2023 có bị coi là hình thức rửa tiền?

Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu?

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Đổi tiền rách mất phí bao nhiêu? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Bắc Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Xác nhận thông tin cư trú. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là gì?

Theo Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:
– Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy (tiền cotton và tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
– Ngân hàng Nhà nước công bố mẫu tiêu biểu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông làm cơ sở cho việc thu, đổi, tuyển chọn, phân loại tiền.

Tiền rách mất 1 góc có đổi được không?

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 25/2013/TT-NHNN, nếu tiền không đủ điều kiện lưu thông ở trường hợp thứ nhất và thứ ba nêu ở nội dung trên, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi có trách nhiệm thực hiện việc thu, đổi ngay cho khách hàng có nhu cầu và không hạn chế số lượng cũng như không yêu cầu thủ tục giấy tờ.
Đối với trường hợp thứ hai, khách hàng nộp hiện vật cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi. Các đơn vị nhận và xét đổi theo các điều kiện:
– Tiền rách nát, hư hỏng không phải do hành vi hủy hoại
– Nếu tờ tiền bị cháy, thủng, rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại.
Nếu được can dán thì phải có diện tích tối thiểu bằng 90% so với diện tích tờ tiền cùng loại và đảm bảo nguyên gốc, nguyên bố cục một tờ tiền cả ở mặt trước, mặt sau; bên trên, bên dưới va bên phải, bên trái), đồng thời nhận biết được các yếu tố bảo an.
Tiền polymer nếu bị cháy hoặc biến dạng co nhỏ lại do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao, thì diện tích còn lại tối thiểu phải bằng 30% so với diện tích tờ tiền cùng loại và còn giữ nguyên bố cục một tờ tiền, và phải nhận biết được ít nhất hai trong các yếu tố bảo an.
Theo đó, sẽ căn cứ điều kiện xét đổi được quy định, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi thực hiện đổi cho khách hàng.
Mặt khác, nếu không đủ điều kiện được đổi, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi trả lại cho khách hàng và thông báo lý do.
Như vậy, tiền rách 1 góc vẫn có thể đổi được.

Cố tình hủy hoại tiền Việt Nam khiến tiền bị rách, hư hỏng bị xử lý như thế nào?

Trong quá trình chị đổi tiền rách, chắp dán hoặc cũ mờ tại các gân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi mà bị phát hiện các tiền hư hại này là do việc cố tình hủy hoại tiền thì sẽ bị xử lý theo Điều 8 Thông tư 25/2013/TT-NHNN như sau:
Điều 8. Xử lý tiền hư hỏng, biến dạng nghi do hành vi hủy hoại
Trường hợp phát hiện tiền hư hỏng, biến dạng nghi do hành vi hủy hoại, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thu đổi lập biên bản, tạm thu giữ hiện vật và chuyển ngay đến cơ quan Công an cấp xã hoặc huyện trên địa bàn để điều tra, giám định. Kết luận của cơ quan Công an là cơ sở để các đơn vị thực hiện đổi cho khách hàng hoặc xử lý hiện vật theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra người có hành vi hủy hoại tiền Việt Nam còn bị xử lý vi phạm hành chính theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Đồng thời phải chấp hành hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định 88/2019/NĐ-CP là tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm giao cơ quan có thẩm quyền xử lý.
Lưu ý: Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời