Khi nào được xem là trẻ em vị thành niên thành niên quy định 2022

Trẻ em vị thành niên thành niên là những đối tượng non nớt chưa hiểu được hết những cãm dỗ và cũng là những đối tượng cần được bảo vệ. Chính vì thế mà Nhà nước đã ra những quy định và bộ luật nghị định và thông tư để bảo vệ những đối tượng này. Tuy nhiên không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ về thế nào là trẻ em, vị thành niên và thành niên. Hãy tham khảo “Khi nào được xem là trẻ em vị thành niên thành niên” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trẻ em 2016
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Bộ luật Hình sự 2015

Các quyền được công nhận của trẻ em tại Việt Nam

– Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển.

– Quyền được khai sinh và có quốc tịch: Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.

– Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

– Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng: Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.

– Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu:

  • Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
  • Trẻ em được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh.

– Quyền vui chơi, giải trí: Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí;được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

– Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc:

  • Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc Điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.
  • Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào và phải được bảo đảm an toàn, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Quyền về tài sản: Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.

– Quyền bí mật đời sống riêng tư:

  • Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  • Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.

– Quyền được sống chung với cha, mẹ:

  • Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  • Khi phải cách ly cha, mẹ, trẻ em được trợ giúp để duy trì mối liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ, gia đình, trừ trường hợp không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

– Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ: Trẻ em có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ, trừ trường hợp ảnh hưởng đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; được duy trì mối liên hệ hoặc tiếp xúc với cả cha và mẹ khi trẻ em, cha, mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc khi bị giam giữ, trục xuất; được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất cảnh, nhập cảnh để đoàn tụ với cha, mẹ; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin khi cha, mẹ bị mất tích.

– Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi:

  • Trẻ em được chăm sóc thay thế khi không còn cha mẹ; không được hoặc không thể sống cùng cha đẻ, mẹ đẻ; bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa, xung đột vũ trang vì sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em.
  • Trẻ em được nhận làm con nuôi theo quy định của pháp luật về nuôi con nuôi.

– Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.

– Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bóc lột sức lao động; không phải lao động trước tuổi, quá thời gian hoặc làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật; không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em.

– Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt.

– Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy: Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức sử dụng, sản xuất, vận chuyển, mua, bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

– Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính: Trẻ em có quyền được bảo vệ trong quá trình tố tụng và xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm quyền được bào chữa và tự bào chữa, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; được trợ giúp pháp lý, được trình bày ý kiến, không bị tước quyền tự do trái pháp luật; không bị tra tấn, truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể, gây áp lực về tâm lý và các hình thức xâm hại khác.

– Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang: Trẻ em có quyền được ưu tiên bảo vệ, trợ giúp dưới mọi hình thức để thoát khỏi tác động của thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang.

– Quyền được bảo đảm an sinh xã hội: Trẻ em là công dân Việt Nam được bảo đảm an sinh xã hội theo quy định của pháp luật phù hợp với Điều kiện kinh tế – xã hội nơi trẻ em sinh sống và điều kiện của cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em.

– Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

– Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp: Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến trẻ em; được tự do hội họp theo quy định của pháp luật phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành và sự phát triển của trẻ em; được cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân lắng nghe, tiếp thu, phản hồi ý kiến, nguyện vọng chính đáng.

– Quyền của trẻ em khuyết tật: Trẻ em khuyết tật được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ em và quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục đặc biệt để phục hồi chức năng, phát triển khả năng tự lực và hòa nhập xã hội.

– Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn: Trẻ em không quốc tịch cư trú tại Việt Nam, trẻ em lánh nạn, tị nạn được bảo vệ và hỗ trợ nhân đạo, được tìm kiếm cha, mẹ, gia đình theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Khi nào được xem là trẻ em vị thành niên thành niên?

Khi nào được xem là trẻ em vị thành niên thành niên quy định 2022
Khi nào được xem là trẻ em vị thành niên thành niên quy định 2022

Trẻ em: Theo quy định tại Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi.

“Điều 1. Trẻ em

Trẻ em là người dưới 16 tuổi.”

Vị thành niên: Hiện nay theo quy định của Luật Việt Nam không có quy định thế nào là vị thành niên. Theo Wikipedia cung cấp vị thành niên được trong chữ Hán là 未成年, nghĩa là “chưa đủ tuổi trưởng thành” hay “chưa là người lớn”. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định lứa tuổi 10 – 17 tuổi là độ tuổi vị thành niên tức người chưa đủ 18 tuổi.

Tại Việt Nam mặc dù không có quy định về vị thành niên những có một quy định khác ám chỉ người có độ tuổi dưới 18 tuổi, đó là lứa tuổi chưa thành niên.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

“Điều 21. Người chưa thành niên

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.”

Thành niên: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.

“Điều 20. Người thành niên

1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.”

Việc xác định độ tuổi để xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên cũng rất quan trọng vì đó ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân đó trong quan hệ pháp luật cũng như quan hệ dân sự.

– Người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có thể chịu mọi trách nhiệm đối với hành vi của mình.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Trách nhiệm phối hợp trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, vị thành niên và thanh niên

– Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em.
– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em; hỗ trợ, tạo Điều kiện để trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình theo quy định của pháp luật; phối hợp, trao đổi thông tin trong quá trình thực hiện.
– Tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em trong quá trình thực hiện nhiệm vụ liên quan đến trẻ em.

Xử phạt hành vi cùng trẻ em vị thành niên thanh niên bỏ nhà

Theo quy định tại Điều 325 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp. Cụ thể:

“Điều 325. Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

1. Người nào đủ 18 tuổi mà thực hiện một trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa;

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp nhiều người;

c) Đối với người dưới 13 tuổi;

d) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.”

Theo đó, kể từ 1/1/2022, mức phạt tiền đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo đưa trẻ em bỏ nhà đi đã tăng lên đến 25 triệu , cao hơn so với quy định trước đây – Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 23. Vi phạm quy định về cấm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cha, mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em đi lang thang kiếm sống;

b) Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại Điểm b Khoản 2 Điều này”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Khi nào được xem là trẻ em, vị thành niên, thành niên” Luật sư Bắc Ninh tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ yêu cầu hạn chế quyền thăm con… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Ninh thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Quan hệ với người dưới 18 tuổi tự nguyện có phạm tội?

Quan hệ tự nguyện với người dưới 13 tuổi
Trẻ em là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc, giáo dục và bảo vệ. Hành vi xâm hại tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 13 tuổi là hành vi gây ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý và sức khỏe của trẻ. Cho nên, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi dù là tự nguyện cũng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đồng thời, trẻ em dưới 13 tuổi là đối tượng chưa đủ khả năng suy nghĩ chín chắn và dễ bị dụ dỗ, lôi kéo thực hiện hành vi xấu mà không biết. Vì vậy, việc quan hệ với người dưới 13 tuổi tự nguyện được xếp vào một trong các hành vi phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Theo điểm b khoản 1 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người nào giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi thì bị phạt tù từ 07 -15 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Lưu ý: Người phạm tội này phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên. Trường hợp người dưới 14 tuổi giao cấu hoặc quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi không bị xử lý hình sự (căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự).
Quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi là đối tượng chưa có đủ nhận thức rõ ràng về kiến thức xã hội, tâm sinh lý còn đang phát triển chưa ổn định. Vì vậy, nếu người trên 18 tuổi phát sinh quan hệ tự nguyện với người từ 13 đến dưới 16 tuổi thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc quan hệ tự nguyện với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi được Bộ luật Hình sự 2015 quy định tại Điều 145 với tội danh giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Cụ thể, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
Như vậy, người dưới 18 tuổi quan hệ với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tự nguyện thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Cũng theo điều 145, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 – 10 năm:
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Đối với 02 người trở lên;
– Có tính chất loạn luân;
– Làm nạn nhân có thai;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
Trong trường hợp người phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội thì bị phạt tù từ 07 – 15 năm.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Quan hệ với người từ đủ 16 tuổi trở lên
Việc quan hệ với người trên 16 tuổi tự nguyện không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm, hiếp dâm hay giao cấu với trẻ em. Tuy nhiên, trong trường hợp quan hệ với người từ 16 tuổi trở lên theo hình thức mua bán dâm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Điều 22, 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi mua, bán dâm bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 – 01 triệu đồng đối với hành vi mua dâm. Trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng một lúc thì bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng.
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với hành vi bán dâm.
Trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc thì phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Vị thành niên cần phải xử trí như thế nào khi nghi ngờ mang thai?

Tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Chủ đề 4 Phần I của Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2885/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về thái độ xử trí của vị thành niên khi nghi ngờ mang thai như sau:
Thái độ xử trí khi nghi ngờ mang thai
Vị thành niên không nên lo lắng, sợ hãi và giấu kín một mình vì rất dễ dẫn đến hành động dại dột. Hãy mạnh dạn chia sẻ cảm xúc của mình với người mà mình tin tưởng như bạn trai, cha mẹ, người thân, bạn bè, thầy cô giáo để không cảm thấy cô đơn khi vượt qua thời điểm khó khăn này. Nếu thấy khó chia sẻ, hãy gọi đến tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để được giúp đỡ.
Vị thành niên nên đến các cơ sở dịch vụ tư vấn hoặc phòng khám về sức khỏe sinh sản hợp pháp để có thông tin cần thiết và được hướng dẫn cách xử trí phù hợp. Bình tĩnh, cân nhắc ra quyết định phù hợp sau khi được tư vấn.
Vị thành niên nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe khi quyết định phá thai, giữ thai, sinh con, nuôi con… theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Tuyệt đối không nghe, không làm theo những lời mách bảo không có căn cứ khoa học.
Theo đó, nếu như nghi ngờ mang thai trong độ tuổi vị thành niên thì cá nhân nên chia sẻ cảm xúc của mình với người mà mình tin tưởng, không nên lo lắng, sợ hãi vì dễ dẫn đến những quyết định dại dột.
Nếu không thể chia sẻ được thì gọi điện đến Tổng đài quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 để được giúp đỡ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời