Nợ xấu có mua trả góp được không?

Hiện nay, cuộc sống kinh tế khó khăn, nhiều người phải vay nợ ngân hàng để chi trả các khoản chi phí phục vụ cho cuộc sống hằng ngày hoặc các doanh nghiệp có thể xoay vốn đầu tư, kinh doanh bằng cách vay ngân hàng. Nếu các khoản nợ nói trên không được trả đúng thời hạn thì sẽ trở thành nợ xấu. Khi đó, người bị dính nợ xấu sẽ bị liệt kê trong danh sách trên hệ thống quốc gia. Vậy theo quy định pháp luật, nợ xấu có mua trả góp được không, chẳng hạn mua nhà trả góp? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 11/2021/TT-NHNN;
  • Thông tư 03/2013/TT-NHNN.

Thế nào là nợ xấu?

Đối với khái niệm hiểu thông thường thì nợ xấu được hiểu là các khoản nơ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng vay tín dụng.

Khoảng thời gian được xem là nợ xấu là quá hạn thanh toán trên 90 ngày.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

Nợ xấu có mua trả góp được không?
Nợ xấu có mua trả góp được không?

Nợ xấu có mua nhà trả góp được không?

Để có thể được xét mua nhà trả góp ở Việt Nam thì cần đáp ứng những quy định như sau:

  • Công dân Việt Nam sinh sống và làm việc tại Việt Nam
  • Tuổi từ 18 trở lên và không quá 65 tuổi (đối với quy định về độ tuổi thì tùy vào từng ngân hàng sẽ có độ tuổi quy định khác nhau)
  • Chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng (trường hợp đã lập gia đình thì sẽ chứng minh nguồn thu nhập của cả 02 vợ chồng) bằng các hồ sơ tương ứng với thu nhập như (lương, hộ kinh doanh, bất động sản cho thuê…)
  • Trường hợp vay trả góp căn hộ thì căn hộ thế chấp phải thuộc ngân hàng có liên kết hoặc hợp tác với chủ đầu tư dự án
  • Người mua cần có ít nhất 30% giá trị bất động sản (tùy theo dự án quy định)
  • Lịch sử tín dụng (CIC) trong vòng 12 tháng gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 2 và 5 năm gần nhất không phát sinh nợ xấu nhóm 3,4,5.

Như vậy, khi bạn phát sinh nợ xấu trong 06 tháng thì việc mua nhà trả góp sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mua nhà trả góp khi có phát sinh nợ xấu trong những trường hợp sau đây:

  • Những khoản nợ với số tiền nhỏ như dưới 50 triệu thì có thể xem xét cho vay mua nhà
  • Có đơn xác nhận của ngân hàng cho vay là do lỗi nhân viên, lỗi hệ thống,…
  • Đã thanh toán hết số tiền nợ xấu trước khi làm hồ sơ vay mua nhà đất

Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

  • Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2 – nợ cần chú ý
  • Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4 – nợ nghi ngờ
  • Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Trường hợp nào thì cá nhân được xóa nợ xấu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định rằng ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.

Theo đó, khi có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán thì không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.

Đối với trường hợp các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

Làm cách nào để có thể phòng tránh được nợ xấu?

Cá nhân khi muốn phòng tránh nợ xấu thì có thể tham khảo những ý kiến dưới đây:

  • Tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
  • Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
  • Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định
  • Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.

Bị nợ xấu có vay tiền được không?

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể người bị nợ xấu sau khi đã thanh toán nợ thì có được tiếp tục vay tiền ngân hàng không. Tuy nhiên, nợ các nhóm 3, 4, 5 được đánh giá là nợ khó thu hồi, không có khả năng thu hồi và bị mất vốn. Nên hầu hết các ngân hàng sẽ không xét duyệt cho vay đối với các đối tượng đã có lịch sử nợ xấu.

Tuy nhiên, nếu khách hàng đã được xóa lịch sử nợ xấu thì vẫn có thể vay vốn ngân hàng, vay trả góp.

Lưu ý: Việc xác định nợ xấu có được vay tiền hay không chỉ áp dụng đối với hoạt động vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, không áp dụng đối với hình thức vay tiền cá nhân, tổ chức bên ngoài.

Nợ xấu có mua trả góp được không?
Nợ xấu có mua trả góp được không?

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Nợ xấu có mua trả góp được không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư Bắc Ninh với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Ly hôn đơn phương. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nợ xấu trước khi vay tiền cần làm gì?

Theo khoản 1 Điều 11 Thông tư 03/2013/TT-NHNN, thông tin nợ xấu được lưu trữ trong thời gian tối đa 05 năm trừ trường hợp theo chính sách cung cấp thông tin của CIC (Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam – Credit Information Centre), các khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng sẽ ngừng cung cấp lịch sử ngay sau khi khách hàng tất toán và ngân hàng cập nhật thông tin.
Vì vậy, nếu một người có lịch sử nợ xấu và muốn thực hiện vay ngân hàng thì trước khi vay cần lưu ý thực hiện các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu thông qua nhân viên ngân hàng, trang web hoặc ứng dụng CIC.
Bước 2: Nếu vẫn còn nợ chưa trả thì ngay lập tức nên thực hiện trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng để ngân hàng cập nhật thông tin trên hệ thống CIC.
Bước 3: Vay tiền
– Nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng: Thông tin nợ xấu sẽ được xoá ngay trên hệ thống, người vay hoàn toàn có thể vay tiền tại các ngân hàng, công ty tài chính…
– Nếu khoản vay trên 10 triệu đồng: Người vay cần chờ 05 năm sau khi thông tin xoá nợ được cập nhật vào hệ thống CIC. Sau 05 năm, người vay có thể làm các thủ tục để vay vốn ngân hàng như bình thường.

Cần lưu ý gì khi muốn mua trả góp mà đang bị nợ xấu?

Nếu đang có nợ xấu thì bạn không nên mua trả góp, nên cân nhắc thanh toán hết nợ cũ trước khi đăng ký mua trả góp. Thông thường nếu đang có nợ xấu thì hồ sơ của bạn cũng khó được duyệt hơn,và phải đợi duyệt lâu hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể thấy sẽ có thêm gánh nặng cho cả 2 khoản vay cũ mới và khó được hưởng các ưu đãi nếu còn nợ xấu.
Nhưng nếu bạn bị nợ xấu rồi vẫn thực sự muốn vay trả góp món hàng nào đó thì nên nộp hồ sơ vay có khả năng trả nợ cao tại một số công ty tài chính để được xét duyệt vay sớm.
Ngoài ra lời khuyên là bạn nên tính toán trước, nếu khoản chi trả tiền theo hạn hàng tháng chiếm khoảng dưới 50% thu nhập thì hãy tham gia, còn nếu cao hơn thì không nên vì sẽ gây áp lực tài chính ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Điều này có thể khiến bạn mất uy tín đối với các tổ chức tín dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời