Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không theo quy định 2022

Người đã phạm tội và đã được xóa án tích thì được coi như người chưa phạm tội. Theo đó, một người có thể phạm tội rất nhiều lần nhưng có thể sẽ không bị xác định là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm, hoặc không bị xác định là tiền án hoặc tiền sự, nhưng vẫn bị coi là đã phạm tội. Trong pháp luật hình sự hiện hành của Việt Nam ta, người này vẫn là có nhân thân không tốt. Án tích là một đặc điểm xấu về nhân thân khi người đó bị kết án, áp dụng hình phạt được ghi, lưu lại trong lí lịch tư pháp trong thời gian luật quy định. Án tích đặt ra khi một người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự và có bản án về tội phạm mà mình đã thực hiện. Người được xóa án tích có thể được là người chưa bị kết án hay nói cách khác là người này trong sạch về lý lịch tư pháp Vậy quy định đã được xóa án tích có được coi làphajm tội lần đầu theo pháp luật đã định ra hay không? Hãy tham khảo “Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015

Khái niệm về xoá án tích

Xóa án tích là một quy định được Bộ luật Hình sự năm 2015 đề cập tại Chương X, gồm 03 trường hợp xóa án tích: Đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án và xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

Theo đó, Điều 69, Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ rõ:

“Điều 69. Xóa án tích

1. Người bị kết án được xóa án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích”

Như vậy, hậu quả pháp lý lớn nhất của việc xóa án tích chính là người bị kết án bị coi như chưa bị kết án, tức là xóa bỏ việc Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực thi hành tuyên bố một người phạm tội do hành vi của mình gây ra theo quy định của Bộ luật hình sự.

Về cơ bản, đây là chế định nhân đạo mà pháp luật hình sự nói chung, hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng giành cho những người bị xử phạt hình sự, cho họ con đường để trở về làm công dân tốt, hòa nhập với cộng đồng và tránh mặc cảm bởi việc ghi trong lý lịch tư pháp là đã bị kết án

Khái niệm về phạm tội lần đầu

Thông thường, phạm tội lần đầu là những trường hợp mà pháp luật hình sự quy định về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm, định khung hình phạt cho chủ thể vi phạm. Bộ luật hình sự năm 2015 không quy định cụ thể về áp dụng hình thức phạm tội lần đầu, song tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 của Tòa án nhân dân tối cao có quy định chi tiết việc áp dụng. Theo đó:

“Phạm tội lần đầu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào. Nếu trước đó đã phạm tội và bị kết án, nhưng đã được xóa án tích hoặc chưa bị kết án, nhưng đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau, thì không được coi là phạm tội lần đầu”.

Như vậy, điều kiện để được xem phạm tội lần đầu phải phải là trường hợp bị cáo chưa phạm tội lần nào. Trường hợp bị cáo trước đó đã phạm tội, dù có được xóa án tích nhưng cũng không được xem xét áp dụng tình tiết phạm tội lần đầu.

Tuy nhiên, Nghị quyết 01/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 66 và 106 Bộ luật Hình sự về tha tù trước thời hạn có điều kiện lại nêu ra một quan điểm khác tại Khoản 2 Điều 2 quy định như sau:

“Các trường hợp được coi là phạm tội lần đầu và có thể xem xét nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Trước đó chưa phạm tội lần nào;

b) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được miễn trách nhiệm hình sự;

c) Trước đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng;

d) Trước đó đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích.”

Các trường hợp được coi là không có án tích

– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn luật định

– Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 điều 70 Bộ luật Hình sự 2015

– Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
  • Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
  • Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.

– Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì đương nhiên xóa án tích nếu trong thời hạn 03 năm tính từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới.

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, để đủ yếu tố trở thành tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, hành vi phạm tội lần đầu phải là trường hợp ít nghiêm trọng. Tức là:

– Phạm tội gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù;

– Phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng người phạm tội có vị trí, vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.

Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không?

Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không quy định 2022
Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không quy định 2022

Thông qua các phân tích ở trên, có thể thấy rằng, việc không thống nhất các quy định về phạm tội lần đầu đang bị mâu thuẫn là chồng chéo. Tuy nhiên, dựa trên quan điểm của chúng tôi và tham khảo quan điểm của nhiều bản án thì sau khi xóa án tích mà phạm tội mới sẽ không được xem là phạm tội lần đầu.

Bởi theo chúng tôi, phạm tội lần đầu tức là trước đó chưa từng phạm tội, chưa từng bị kết án bởi một tội nào trong pháp luật hình sự. Mặc dù việc xóa án tích để lại hệ quả pháp lý là việc người bị kết án bị coi như chưa bị kết án nhưng không đồng nghĩa với việc trước đó, họ chưa từng vi phạm hình sự.

Thực tiễn xét xử, nhiều Thẩm phán có ý kiến cho rằng tại thời điểm hiện tại thì có thể áp dụng linh hoạt Nghị quyết số 01/2018/NQ – HĐTP  với lý do nghị quyết này ban hành sau và khi áp dụng thì có lợi cho bị cáo. Tuy nhiên nếu áp dụng Nghị quyết thì đối với những trường hợp trước đó đã vận dụng hướng dẫn của Công văn giải đáp để xét xử lại là bất lợi cho các bị cáo.

Những trường hợp sẽ được xoá án tích

Người bị kết án được xóa án được pháp luật hình sự ghi nhận và quy định tại Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015

Căn cứ vào quy định trên thì xóa án tích áp dụng cho người bị kết án theo các trường hợp sau:

– Theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.”

Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội xâm phạm về an ninh quốc và các tội phá hoại hòa bình, chống phá loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Pháp luật hình sự. Sau khi đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định thì đương nhiên sẽ được xóa án tích.

– Theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

“Điều 71. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án

1. Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người bị kết án được Tòa án quyết định việc xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 07 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì Tòa án quyết định việc xóa án tích từ khi người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lần đầu, thì sau 01 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ hai trở đi, thì sau 02 năm kể từ ngày bị Tòa án bác đơn mới được xin xóa án tích.”

Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội xâm phạm về an ninh quốc và và các tội phá hoại hòa bình, chống phá loài người và tội phạm chiến tranh theo quy định của Pháp luật hình. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp

hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện theo quy định.

– Theo quy định tại Điều 72 Bộ luật Hình sự 2015với nội dung:

“Điều 72. Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 70 và khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”

Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt là việc người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn theo quy định quy định. Những người được xóa án tích trong những trường hợp đã nêu thì sẽ coi như chưa bị kết án. Ngoài ra, người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đã được xóa án tích có được coi là phạm tội lần đầu không” Luật sư Bắc Ninh tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, hoặc vấn đề về tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Ninh thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Người đã được xóa án tích có được coi là có nhân thân tốt hay không?

Hiện có hai luồng quan điểm về vấn đề này như sau:
Quan điểm thứ nhất: Người phạm tội phải trải qua thời gian thụ án, chấp hành những hình phạt đích đáng cho hành vi phạm tội của họ, họ đã phải đánh đổi quyền công dân trong một khoảng thời gian nhất định – được coi là bù đắp, bồi thường những thiệt hại họ gây ra, vì vậy khi hết thời hạn chấp hành hình phạt, hết thời hạn để được xóa án tích, trên giấy tờ, văn bản lý lịch của họ đều được ghi là không có án tích, thì có thể coi họ như những người chưa phạm tội, có nhân thân tốt, khi phạm tội tiếp sẽ được coi như người phạm tội lần đầu để có thể hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bởi xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo, việc xóa án tích nhằm mục đích đưa các đối tượng đã từng phạm tội hoàn lương, được phục hồi quyền lợi như những người bình thường, người chưa từng phạm tội, thì sao không thể coi họ như những người có nhân thân tốt?
Quan điểm thứ hai: Mặc dù những người đã từng bị kết án, đã thi hành hình phạt, đã được xóa án tích, trên lý lịch ghi nhận “không tiền án”, thì vẫn không thể coi họ là những người có nhân thân tốt, không thể coi họ là phạm tội lần đầu nếu bản chất là họ phạm tội lần hai. Bởi vì tính chất của hai đối tượng “phạm tội lần đầu” và “phạm tội sau khi được xóa án tích” hoàn toàn khác nhau. Bởi vậy không thể coi họ là có nhân thân tốt như những người chưa từng phạm tội được, cũng không thể quy việc phạm tội sau khi được xóa án tích là tái phạm. Bởi theo quy định về “tái phạm” trong BLHS 2015 thì tái phạm là: “trường hợp đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.” Vì vậy đối với người đã được xóa án tích mà lại phạm tội thì không được tính là tái phạm, cũng không được cho là lần đầu phạm tội. Tuy nhiên cũng không thể đánh đồng họ với nhóm đối tượng có nhân thân xấu, họ là những đối tượng có nhân thân trung bình, không tốt, không xấu.
Việc xác định những đối tượng đã được xóa án tích có nhân thân tốt hay nhân thân xấu quyết định đến việc đối tượng liệu có được hưởng tình tiết giảm nhẹ khi phạm tội lần nữa hay không vẫn là câu hỏi bị bỏ lửng trong BLHS năm 2015 gây tranh cãi trong quá trình tố tụng, xét xử.

Việc xóa án tích có những lợi ích gì với người bị kết án?

Như phân tích ở trên, hậu quả pháp lý lớn nhất của việc xóa án tích chính là người bị kết án bị coi như chưa bị kết án, tức là xóa bỏ việc Tòa án ra bản án, quyết định có hiệu lực thi hành tuyên bố một người phạm tội do hành vi của mình gây ra theo quy định của Bộ luật hình sự. Đây cũng chính là điểm có lợi nhất khi làm thủ tục xóa án tích.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời