Quy định về hành vi chia sẻ, đăng tải văn bản mật, tối mật
Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và cả những người dân. Làm lộ bí mật nhà nước là hành vi bị nghiêm cấm và tùy theo từng tính chất, mức độ hành vi vi phạm mà tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi đó sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Nhà nước đã đề ra. Có hàng loạt các quy định xoay quanh việc phải làm sao để bảo mật chúng, hay có những cách để răn đe xử phạt ra sao khi vô ý hoặc cố tình làm lộ những văn bản cần phải được bảo mật này. Hãy tham khảo “Chia sẻ, đăng tải văn bản mật, tối mật” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Khái niệm về văn bản mật tối mật
Văn bản mật, tối mật được dùng để chỉ những văn bản chứa thông tin thuộc bí mật nhà nước.
Bí mật nhà nước là thông tin có nội dung quan trọng do người đứng đầu cơ qaun, tổ chức có thẩm quyền xác định căn cứ quy định của pháp luật cụ thể là Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo quy định tại Luật bảo vệ bí mật nhà nước 2018 bí mật nhà nước được phân loại với 03 mức độ mật là: Tuyệt mật, Tối mật và Mật.
Căn cứ quy định tại Điều 8 Luật bảo vệ bí mật nhà nước có thể hiểu:
“Điều 8. Phân loại bí mật nhà nước
Căn cứ vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật, bao gồm:
1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
2. Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;
3. Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.”
Mức xử phạt khi chia sẻ, văn bản bảo mật tối mật
Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018 quy định mọi cơ quan, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu; Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, mạng máy tính và mạng viễn thông là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 5 Luật bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018.
“Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ bí mật nhà nước
1. Làm lộ, chiếm đoạt, mua, bán bí mật nhà nước; làm sai lệch, hư hỏng, mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
2. Thu thập, trao đổi, cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước trái pháp luật; sao, chụp, lưu giữ, vận chuyển, giao, nhận, thu hồi, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trái pháp luật.
3. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ trái pháp luật.
4. Lợi dụng, lạm dụng việc bảo vệ bí mật nhà nước, sử dụng bí mật nhà nước để thực hiện, che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp hoặc cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
5. Soạn thảo, lưu giữ tài liệu có chứa nội dung bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác đã kết nối hoặc đang kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp lưu giữ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
6. Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông trái với quy định của pháp luật về cơ yếu.
7. Chuyển mục đích sử dụng máy tính, thiết bị khác đã dùng để soạn thảo, lưu giữ, trao đổi bí mật nhà nước khi chưa loại bỏ bí mật nhà nước.
8. Sử dụng thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình trong hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước dưới mọi hình thức khi chưa được người có thẩm quyền cho phép.
9. Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông.”
Về xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi chia sẻ, đăng tải văn bản mật, tối mật sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Theo đó:
“Điều 19. Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm lộ bí mật nhà nước; làm mất tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định của pháp luật;
c) Truyền đưa bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin, viễn thông không đúng quy định của pháp luật.”
– Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng;
– Doanh nghiệp vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) (doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp).
Đồng thời người thực hiện hành vi vi phạm sẽ buộc gỡ bỏ tài liệu bí mật nhà nước đã đăng tải, chia sẻ.
Về hành vi đăng tải, chia sẻ văn bản mật, tối mật thì theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP tại Điều 101 quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử đã ghi nhận tại khoản 2 Điều này mức phạt tiền là 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì mức phạt tiền trên đây là áp dụng đối với tổ chức vi phạm, còn cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2.
Có thể thấy về xử phạt vi phạm hành chính, đối với hành vi đăng tải, chia sẻ văn bản mật, tối mật đang có hai mức phạt tiền khác nhau được ghi nhận ở 02 văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự
Tùy vào yếu tố lỗi của hành vi mà người thực hiện hành vi đăng tải, chia sẻ văn bản mật, tối mật có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước quy định tại Điều 337 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 hoặc Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 338 Bộ luật hình sự năm 2015.
Về tội Cố ý làm lộ bí mật nhà nước khung hình phạt thấp nhất là phạt tù từ 02 năm đến 07 năm, trường hợp làm lộ bí mật nhà nước thuộc độ tối mật thì khung hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Mức phạt tù cao nhất của tội phạm này là 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu động, cấm đảm nhiệm chức vự, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Về tội Vô ý làm lộ bí mật nhà nước khung hình phạt thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Trường hợp vô ý làm lộ bí mật nhà nước độ tối mật thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Mức phạt tù cao nhất đối với tội phạm này là 07 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ quy định tại Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015 thì trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm lộ bí mật nhà nước chỉ đặt ra đối với cá nhân, không đặt ra đối với pháp nhân thương mại.
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì đối với hành vi đăng tải, phát tán bí mật nhà nước trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng internet, mạng máy tính và mạng viễn thông không đúng quy định pháp luật thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can; quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và trả lại hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến, thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, có thể thấy đối với hành vi đăng tải, chia sẻ văn bản mật, tối mật khi được phát hiện sẽ chuyển vụ việc để tiến hành điều tra xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự trước nếu không thuộc trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự mới quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về hành vi chia sẻ, đăng tải văn bản mật, tối mật
- Dịch vụ trích lục hộ khẩu tại Bắc Ninh nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ đăng ký khai sinh quá hạn tại Bắc Ninh nhanh chóng, trọn gói
Thông tin bài viết
Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chia sẻ, đăng tải văn bản mật, tối mật” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Trích lục ghi chú ly hôn… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 7 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định về việc mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ như sau:
Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
…
4. Trong thời gian mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ, nếu phát hiện bí mật nhà nước bị lộ, bị mất, người mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
5. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mang ra khỏi nơi lưu giữ phải chứa, đựng, vận chuyển bằng phương tiện, thiết bị bảo đảm an toàn do người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân quản lý bí mật nhà nước quy định và phải bảo vệ trong thời gian mang ra khỏi nơi lưu giữ. Khi kết thúc nhiệm vụ phải báo cáo người có thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ về việc quản lý, sử dụng bí mật nhà nước và nộp lại đơn vị.
Theo đó, trong thời gian mang văn bản bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu trữ mà làm lộ thông tin văn bản thì người mang văn bản bí mật nhà nước phải báo cáo ngay với người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân trực tiếp quản lý, Trưởng đoàn công tác để có biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định về việc sao chụp văn bản mật như sau:
“Điều 3. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
…”
Như vậy, có thể tiến hành sao chụp văn bản mật của cơ quan nhà nước bằng hình thức sao y bản chính, sao lục và trích sao.
Lưu ý, việc sao chụp văn bản mật phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định.
Khi thực hiện sao chụp văn bản mật thì cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện sao chụp phải ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.