Trình tự thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa chi tiết

Phương tiện thuỷ nội địa là những phương tiện như tàu, thuyền và các cấu trúc có thể nổi trên mặt nước khác. Các phương tiện này có động cơ hoặc không có động cơ, nó chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa. Nếu như chủ phương tiện muốn xoá đăng ký tiện thỉ sẽ phải khai báo để xoá tên đồng thời nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan có thẩm quyền mà họ đã đăng ký phương tiện trước đó trong trường hợp sau đây: Phương tiện bị phá huỷ; Phương tiện bị mất tích; Phương tiện không còn khả năng phục hồi; Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài. Những phương tiện thủy nội địa theo với quy định của pháp luật muốn được hoạt động đầu tiên sẽ phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi những trường hợp đó cần phải xóa đăng ký phương tiện, cùng với đó thì chủ sở hữu phương tiện thủy nội địa phải thực hiện được đầy đủ những yêu cầu thủ tục đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa. Vậy thủ tục xoá phương tiện thuỷ nội địa được diễn ra như thế nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
  • Thông tư 75/2014/TT-BGTVT

Khái niệm phương tiện thủy nội địa

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004 quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

7. Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa.”

Trường hợp phải xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa

Căn cứ tại Khoản 4 Điều 25 Luật giao thông đường thủy nội địa hiện hành quy định:

“Điều 25. Đăng ký phương tiện

4. Chủ phương tiện phải khai báo để xoá tên và nộp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện cho cơ quan đã đăng ký phương tiện trong các trường hợp sau đây:

a) Phương tiện bị mất tích;

b) Phương tiện bị phá huỷ;

c) Phương tiện không còn khả năng phục hồi;

d) Phương tiện được chuyển nhượng ra nước ngoài.”

Quy trình thực hiện thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa

Hồ sơ xin xóa đăng ký phương thủy nội địa

+ Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 10 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

– Sau khi nhận được hồ sơ, cơ quan đăng ký phương tiện có thẩm quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

+ Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

– Chủ sở hữu phương tiện khi xóa đăng ký phương tiện phải khai báo với cơ quan đăng ký phương tiện để xóa đăng ký phương tiện và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với những trường hợp xóa đăng ký phương tiện nêu trên.

– Cá nhân, tổ chức khi đến nhận giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện phải xuất trình giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.

Mẫu đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa

Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa

Trình tự thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa chi tiết
Trình tự thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa chi tiết

Theo Điều 18 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:

“Điều 18. Xóa đăng ký phương tiện

1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp trực tiếp 01 (một) bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ quan đăng ký phương tiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư này. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 10 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp.

2. Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này được lưu giữ tại cơ quan đăng ký phương tiện đối với trường hợp xóa quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

3. Cơ quan đăng ký phương tiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:

a) Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo thời hạn quy định; nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;

b) Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu điện hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, trong thời gian 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, có văn bản gửi tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan đăng ký cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện cho chủ phương tiện. Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.”

Xử phạt vi phạm quy định về đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa

Điều 19 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm quy định về hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội đại. Theo đó:

“Điều 19. Vi phạm quy định về hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định;

b) Không có đủ điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy hoặc không có phương án chữa cháy theo quy định;

c) Không có đủ cơ sở vật chất hoặc thiếu một trong những trang thiết bị phục vụ nhu cầu đóng mới, sửa chữa phương tiện hoặc trang thiết bị không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện theo quy định;

d) Không có hoặc không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa khi đưa phương tiện lên đà hoặc hạ thủy theo quy định.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có hồ sơ hoặc thực hiện không đúng hồ sơ thiết kế được cơ quan đăng kiểm thẩm định khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thuộc diện đăng kiểm;

b) Không đảm bảo điều kiện giám sát, quản lý chất lượng khi đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện theo quy định;

c) Thiếu từ 01 cán bộ kỹ thuật hoặc cán bộ kiểm tra chất lượng hoặc thợ đóng tàu theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đưa phương tiện hoán cải vào hoạt động, khai thác khi chưa được đăng kiểm theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã khi hành nghề đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện theo quy định.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đối với phương tiện có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này, chủ phương tiện phải thực hiện đăng kiểm theo quy định. Trường hợp phần hoán cải được cơ quan đăng kiểm kiểm tra không thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật theo quy định thì buộc phải phá dỡ.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Luật sư Bắc Ninh chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Giấy phép bay flycam … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chủ phương tiện trong việc đăng ký phương tiện thủy nội địa cần phải có trách nhiệm gì?

Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
“Điều 19. Trách nhiệm của chủ phương tiện
1. Làm thủ tục đăng ký phương tiện theo quy định, kẻ tên, số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn và số lượng người được phép chở trên phương tiện.
2. Khi thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, chủ phương tiện phải thực hiện quy định sau:
a) Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã được cấp cho cơ quan đã đăng ký phương tiện;
b) Tiếp nhận, bảo quản hồ sơ phương tiện đã niêm phong do cơ quan đăng ký phương tiện cũ giao để nộp cho cơ quan đăng ký phương tiện mới.
3. Khai báo với cơ quan đăng ký phương tiện để xóa đăng ký phương tiện và nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đối với những trường hợp quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
4. Khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa hoặc giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa phải xuất trình giấy hẹn, chứng minh thư nhân dân, giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền.”

Mục đích sử dụng của đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa?

Tại Điều 4 Thông tư số 75/2014/TT- BGTVT quy định về các trường hợp xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
“Xóa đăng ký phương tiện được áp dụng trong các trường hợp sau:
1. Phương tiện bị mất tích.
2. Phương tiện bị phá hủy.
3. Phương tiện không còn khả năng phục hồi.
4. Chuyển quyền sở hữu phương tiện.
5. Thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện.
6. Theo đề nghị của chủ phương tiện.”
Như vậy, đối các trường hợp trên thì thực hiện xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa
Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa là văn bản do chủ phương tiện thủy nội địa đã được đăng ký gửi lên cơ quan đăng ký phương tiện thủy nội địa nhằm xóa đăng ký phương tiện.
Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa được dùng để thể hiện mong muốn xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa, và đây cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định xóa đăng ký phương tiện thủy nội địa.

Quy định về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trong việc đăng ký phương tiện thủy nội địa?

Căn cứ Điều 20 Thông tư 75/2014/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trong việc đăng ký phương tiện thủy nội địa như sau:
1. Tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện theo quy định.
3. Trường hợp thay đổi cơ quan đăng ký phương tiện, cơ quan đã đăng ký phương tiện có trách nhiệm thực hiện một số quy định sau:
a) Cắt góc Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa đã cấp và đưa vào thành phần hồ sơ niêm phong, đồng thời xóa tên phương tiện trong Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa;
b) Cấp giấy chứng nhận xóa đăng ký phương tiện theo quy định tại Mẫu số 11 – Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong hồ sơ đăng ký phương tiện;
d) Giao toàn bộ hồ sơ đăng ký phương tiện đã được niêm phong cho chủ phương tiện.
4. Lập Sổ đăng ký phương tiện thủy nội địa; lưu trữ và quản lý hồ sơ đăng ký phương tiện theo quy định.
5. Thu, nộp và sử dụng lệ phí đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời