Quy định về quy quyền sử dụng logo năm 2022

Logo, nhãn hiệu, hay thương hiệu đều được pháp luật Sở hữu trí tuệ 2005 bảo vệ. Nếu muốn sử dụng thì sẽ cần phải có sự xin phép và đồng ý của chủ sở hữu logo đó. Để tránh xảy ra những tranh chấp kiện tụng khi sử dụng logo, thương hiệu của người khác thì những chủ logo nên lập hợp đồng uỷ quyền sử dụng logo để làm cơ sở pháp lý cho việc sử dụng sau này. Nếu như chủ sở hữ logo không thể đến trự tiếp cơ quan thẩm quyền thì cũng có thể ủy quyền cho người quen hoặc cho những ai hiều biết về pháp luật.Hãy tham khảo “Ủy quyền sử dụng logo” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Sở hữu trí tuệ

Chủ thể đăng ký logo độc quyền

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ năm 2021 các đối tượng dưới đây có thể là chủ đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:

  • Công dân Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự.
  • Doanh nghiệp, hộ kinh doanh, công ty có vốn đầu từ nước ngoài có trụ sở/hiện diện tại Việt Nam.
  • Cá nhân có quốc tịch tại các quốc gia khác (Bắt buộc phải đăng ký qua dịch vụ của các Đại diện sở hữu công nghiệp).
  • Cơ quan nhà nước (đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu thông thường)
  • Tổ chức, Hiệp hội (Đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể).

Các bước đăng ký logo độc quyền

Quy định về quy quyền sử dụng logo năm 2022
Quy định về quy quyền sử dụng logo năm 2022

Bước 1: Thiết kế và lựa chọn logo muốn đăng ký độc quyền

Việc lựa chọn và thiết kế 1 logo theo ý mình cũng tương đối khó khăn. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp để có thể thiết kế logo theo ý tưởng của mình và đảm bảo được tính mỹ thuật.

Khi thiết kế logo, bạn cũng nên tham vấn ý kiến tư vấn của Luật sư về SHTT để tránh việc thiết kế logo nhưng không đúng theo quy định của Luật dẫn đến trường hợp logo bị từ chối đăng ký sau khi thiết kế xong.

Ví dụ: Bạn muốn thiết kế 1 logo được cách điệu từ phần chữ có tên là HÒA PHÁT để dùng cho sản phẩm thép. Tuy nhiên, bạn không tiến hành tra cứu chữ HÒA PHÁT trước xem đã ai đăng ký chưa dẫn đến việc sau khi thiết kế xong mới tra cứu và biết được rằng chữ Hòa Phát đã có doanh nghiệp khác đăng ký trước rồi.

Bước 2: Tra cứu khả năng đăng ký logo trước khi nộp đơn

Hàng năm, số lượng đơn đăng ký nộp tại Cục SHTT khoảng gần 45.000 đơn đăng ký. Với số lượng đơn đăng ký lớn như thế, khả năng sẽ dẫn đến việc 1 số logo sẽ có thể tương tự nhau và có thể bị coi là gây nhầm lẫn cho khách hàng. Do đó, để đảm bảo khả năng đăng ký của logo, chúng ta nên tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn.

Có 02 hình thức tra cứu để khách hàng tham khảo và cân nhắc

(i) Tra cứu sơ bộ miễn phí trên công cụ tìm kiếm google và cửa sổ dữ liệu trực tuyến từ Cục SHTT: Kết quả chính xác 30-50%

(i) Tra cứu có trả phí tra cứu từ Cục SHTT: kết quả chính xác sẽ trên 90%

Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu sơ bộ (miễn phí) trước, trường hợp tra cứu miễn phí có thấy có khả năng đăng ký, chúng tôi mới tiến hành tra cứu chính thức.

Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký logo

Hồ sơ đăng ký logo độc quyền sẽ bao gồm các tài liệu sau:

– Giấy phép đăng ký kinh doanh: 01 Bản sao y công chứng hoặc chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân để lấy thông tin soạn hồ sơ; (mục đích là để lấy thông tin soạn giấy ủy quyền và hồ sơ đăng ký);

– Nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ đăng ký để làm cơ sở tính phí và giới hạn quyền: Ví dụ như TOYOTA sẽ đăng ký cho xe ô tô

– Tờ khai đăng ký logo độc quyền (theo mẫu);

– Mẫu nhãn hiệu hàng hóa: 05 mẫu có kích thước không nhỏ hơn 70x70mm.

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, chứng nhận hoặc thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn).

– Giấy ủy quyền đăng ký (trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký).

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký độc quyền logo tại Cục Sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký sẽ được nộp tại Cục SHTT Việt Nam, người nộp hồ sơ có thể là chủ đơn, người được chủ đơn ủy quyền hoặc tổ chức đại diện SHTT (trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký). Khi nộp hồ sơ đăng ký, người nộp đơn cần chú ý cục sẽ trả lại 1 tờ khai đăng ký để làm bản lưu đơn và là tài liệu chứng minh đơn đăng nộp thành công tại Cục SHTT.

Bước 5: Theo dõi và nhận giấy chứng nhận đăng ký

Đơn đăng ký logo độc quyền sau khi nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định đơn (i) thẩm định hình thức đơn đăng ký (ii) công bố đơn đăng ký (iii) thẩm định nội dung đơn đăng ký (iv) cấp giấy chứng nhận hoặc từ chối đơn đăng ký logo độc quyền.

Trường hợp đơn đăng ký logo đủ điều kiện bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký logo độc quyền cho chủ sở hữu.

Hướng dẫn cách điền thông tin giấy ủy quyền sủ dụng logo

Theo quy định tại khoản 4.2 Điều 4 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, việc ủy quyền đại diện và thực hiện ủy quyền đại diện tiến hành các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật về ủy quyền và trong mẫu giấy ủy quyền đăng ký nhãn hiệu phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;
  • Tên (họ tên), địa chỉ đầy đủ của bên nhận thay thế uỷ quyền hoặc bên nhận tái uỷ quyền (nếu có);
  • Phạm vi uỷ quyền, khối lượng công việc được uỷ quyền;
  • Thời hạn uỷ quyền (giấy uỷ quyền không có thời hạn chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền);
  • Ngày ký giấy uỷ quyền;
  • Chữ ký (ghi rõ họ tên, chức vụ và con dấu, nếu có) của người đại diện hợp pháp của bên uỷ quyền (và của bên nhận thay thế uỷ quyền, bên nhận tái uỷ quyền, nếu có).

Như vậy, giấy ủy quyền tiến hành các thủ tục đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp này phải có đầy đủ những nội dung nêu trên để đảm bảo giấy ủy quyền là hợp lệ và có giá trị pháp lý.

Mẫu hợp đồng ủy quyền sử dụng logo

Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Quyền của bên ủy quyền

Theo Điều 568 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên ủy quyền có các quyền sau đây:

“1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.”

Bên ủy quyền có quyền kiểm soát các hành vi thực hiện giao dịch của bên được ủy quyền.

Nếu bên được ủy quyền thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc có thể gây thiệt hại, bên ủy quyền có quyền yêu cầu bên được ủy quyền bồi thường thiệt hại.

Nghĩa vụ của bên ủy quyền

Bên ủy quyền có những nghĩa vụ sau:

  • Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
  • Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
  • Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Quyền của bên được ủy quyền

Các quyền của bên được ủy quyền:

  •  Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
  • Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
  • Được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp có sự đồng ý của bên ủy quyền hoặc Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.

Cần chú ý rằng khi ủy quyền lại thì việc ủy quyền không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu và hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Điều 565 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định nghĩa vụ của bên được ủy quyền như sau:

“1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.”

Như vậy, bên cạnh nghĩa vụ của bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền phải:

  • Thực hiện công việc đã được ủy quyền;
  • Bảo quản gìn giữ tài liệu được giao;
  • Giữ bí mật thông tin cho bên ủy quyền;
  • Bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu gây ra thiệt hại.

Có thể thấy rằng, quyền của bên ủy quyền gắn liền với nghĩa vụ của bên được ủy quyền.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Ủy quyền sử dụng logo” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ đổi tên đệm Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục làm giấy ủy quyền sử dụng?

Bước 1: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng.
Bước 2: Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với thực tế thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Bước 3: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe. Trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên ghi lời chứng; ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.

Trường hợp không được ủy quyền?

Theo quy định của pháp luật những trường hợp sau không được ủy quyền:
Đăng ký kết hôn (khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch 2014)
Ly hôn. Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì họ là người đại diện (Khoản 4 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Công chứng di chúc của mình (Điều 56 Luật Công chứng 2014).
Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng. (Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định 1160/2004/QĐ-NHNN)
Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc. Người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền (Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền. Nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho đương sự khác mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (Điểm b khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015) v.v

Có phạm luật khi sử dụng logo, thương hiệu độc quyền của công ty khác ?

Căn cứ theo điểm g khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về các loại hình được bảo hộ quyền tác giả cụ thể:
” Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;…”
Mặt khác, tại Điều 15 Nghị định 100/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan quy định về tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
“1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.
2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.”
Như vậy , logo mà bạn đã thiết kế cho công ty của bạn mình được tạo nên từ hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục với mục đích sản xuất ra hàng loạt và được thể hiện trên các sản phẩm cho công ty của bạn bạn nên ở đây logo này chính là một sản phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Theo quy định pháp luật trên thì tác phẩm của bạn sẽ được bảo hộ quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký…”
Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì tác phẩm của bạn sẽ được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, Do đó, nếu bạn có căn cứ chứng minh công ty đã sử dụng tác phẩm của bạn mà không xin phép, bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời