Người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể kết hôn không?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong luật này đã quy định rất rõ những điều kiện kết hôn là không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, từ các quy định của pháp luật dân sự ta cũng có thể thấy rằng, chỉ có những người đã bị Tòa án tuyên bố rằng họ đã mất năng lực hành vi dân sự thì mới không được phép kết hôn, còn những trường hợp người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi nhưng chưa có phán quyết của Tòa án thì vẫn được kết hôn. Chính vì vậy điều này đã gây ra một số vướng mắc trong thực tiễn giải quyết của cơ quan có thẩm quyền khi không thể thực hiện hủy kết hôn trái pháp luật do không có cơ sở pháp luật công nhận. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể kết hôn không” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Khái niệm người mất năng lực hành vi dân sự

Căn cứ Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về mất năng lực hành vi dân sự như sau:

“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.”

Theo đó, khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Ngoài ra, giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều kiện đăng ký kết hôn

Điều kiện kết hôn là đòi hỏi về mặt pháp lí đối với nam, nữ; và chỉ khi thoả mãn những đòi hỏi đó thì nam, nữ mới có quyền kết hôn. Do đó, để được kết hôn thì phải đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Thứ hai, về ý chí: Hai bên nam nữ tự nguyện quyết định. Họ nhận thức được quyết định của mình; và mong muốn làm được điều đó mà không chịu sự tác động hay cưỡng ép từ bất kì người nào khác.

Thứ ba, không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn như: Kết hôn giả tạo; tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn. Người đang có vợ hoặc có chồng chung sống như vợ chồng với người khác.

Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi hoặc từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Thứ tư, về năng lực chủ thể: Không bên nào bị mất năng lực hành vi dân sự. Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân; bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Cá nhân đủ tuổi nhưng mất năng lực hành vi dân sự có được kết hôn; nếu không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì có thể làm tờ khai và đăng ký kết hôn theo quy định.

Người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể kết hôn không

Người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể kết hôn không?
Người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể kết hôn không?

Theo Khoản 1, 2 Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau :

“Điều 2. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình

1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.”

Và điểm a, b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Điều kiện đăng ký kết hôn như sau :

“Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Theo đó ta thấy rằng, theo pháp luật quy định, chế độ hôn nhân và gia đình cơ bản của pháp luật Việt Nam tôn trọng hôn nhân tự nguyện, tiến bộ sự bình đẳng của vợ chồng và gia đình một vợ một chồng. Không phân biệt tôn giáo hay tín ngưỡng chỉ cần đó là hôn nhân giữa công dân Việt Nam hay công dân Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.

Cùng với đó, theo Điều 8 thì việc kết hôn giữa nam và nữ ngoài quy định độ tuổi thì yếu tố quan trọng đó là việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Tuy nhiên tại chính điều 8 cũng quy định điều kiện kết hôn của người có yêu cầu đăng ký kết hôn là phải kết hôn giữa những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Pháp luật hôn nhân và gia đình quy định không cho phép những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn với nhau. Ngoài ra, dù một trong hai người bị mất hành vi dân sự thì việc kết hôn đó là trái pháp luật dù là hôn nhân tự nguyện. 

Trong trường hợp, cả hai gia đình cùng đồng ý thì việc kết hôn lại là chuyện của hai cá nhân mà trong trường hợp hai cá nhân bị mất năng lực hành vi dân sự do vậy họ không thể có đầy đủ nhận thức. Do vậy nguyện vọng trên cũng trái với các quy định  của pháp luật và đây cũng dưới là hôn nhân bị ép buộc. Trường hợp này sẽ không được coi là hôn nhân tự nguyện. Dù biết rất có thể đây sẽ là nguyện vọng của cả hai gia đình muốn giúp đỡ cho hai người bị mất năng lực hành vi dân sự tuy nhiên pháp luật hiện hành vẫn chưa cho phép kết hôn giữa những người bị mất năng lực hành vi dân sự.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Người bị mất năng lực hành vi dân sự có thể kết hôn không” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Ninh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Trích lục Khai tử … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Tại sao người mất năng lực hành vi dân sự không được kết hôn?

Pháp luật không cho phép những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn. Bởi vì mục đích của hôn nhân chính là xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, nếu những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ không đảm bảo được mục đích của hôn nhân. Tuy nhiên, người mất năng lực hành vi dân sự có được kết hôn khi chưa có tuyên bố của Tòa về việc mất năng lực hành vi dân sự.

Có được ly hôn với người bị tâm thần không?

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn không bị hạn chế khi một bên bị tâm thần. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Thông thường, Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ của người bị tâm thần để giải quyết yêu cầu ly hôn.

Tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi bị xử lý như thế nào?

Phạt cảnh cáo từ 500.000 đồng đến 1.000.0000 đồng. Nặng hơn có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng dến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, nếu cố tình tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi mà gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời