Quy định điều kiện được bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự

Bồi thường thiệt hại trong khi thi hành án dân sự là một trong những vấn đề gặp khá nhiều khó khăn và có những vướng mắc trên thực tế và không thực sự phổ biến đối với nhiều người dân. Bồi thường thiệt hại trong khi thi hành án là việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây thiệt hại trong quá trình thi hành án sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại theo đung quy định của pháp luật. Hãy tham khảo “Điều kiện được bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017

Trường hợp được bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự

Người được thi hành án, người phải thi hành án là đương sự trong vụ việc thi hành án theo quy định tại Luật Thi hành án dân sự 2008. Trong đó:

+ Người được thi hành là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền hoặc lợi ích khi bản án hoặc quyết định được thi hành án (ví dụ được nhận tiền, được trả lại tài sản, được nhận lại quyền sử dụng đất,…);

+ Người phải thi hành án là người có nghĩa vụ phải thực hiện các công việc theo quyết định trong bản án, quyết định được thi hành án.

Trong quá trình thi hành quyết định thi hành án hai đương sự này có thể được bồi thường thiệt hại nếu phát sinh một trong những tình huống sau đây:

– Người yêu cầu Chấp hành viên thực hiện biện pháp bảo đảm (phong tỏa tài sản, tạm giữ tài sản giấy tờ,…) mà không đúng và gây thiệt hại cho người phải thi hành án hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì phải bồi thường;

– Là người chịu thiệt hại khi khiếu nại, tố cáo các hành vi, quyết định của cá nhân, cơ quan thi hành án;

– Khi Chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án có một trong những hành vi vi phạm pháp luật mà gây thiệt hại cho đương sự (người phải thi hành án, người được thi hành án) theo quy định tại Điều 165 Luật Thi hành án dân sự 2008. Ví dụ một số hành vi như sau:

+ Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở việc thi hành án gây thiệt hại cho đương sự thì phải bồi thường;

+ Chấp hành viên không thi hành theo quyết định thi hành đúng bản án, quyết định đã có hiệu lực hoặc trì hoãn việc thi hành án mà gây thiệt hại cho đương sự;

+ Chấp hành viên áp dụng sai biện pháp cưỡng chế thi hành án và gây thiệt hại cho đương sự;

+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định thi hành án mà gây thiệt hại cho đương sự;

+ Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án trái pháp luật mà gây thiệt hại cho đương sự thì phải bồi thường thiệt hại;

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân không chấp hành theo quyết định thi hành án mà gây thiệt hại cho đương sự;

Theo đó, đương sự được nhận bồi thường nếu phát sinh một trong những hành vi của cơ quan, cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định thi hành án mà gây thiệt hại.

Như vậy, việc bồi thường thiệt hại cho đương sự có thể phát sinh từ chính các đương sự (khi yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại…), hoặc từ các cơ quan, cá nhân có liên quan hoặc từ chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án trong việc ra quyết định và thực thi các quyết định thi hành án.

Điều kiện được bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự

Quy định điều kiện được bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự
Quy định điều kiện được bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự

Tình huống 1: Bồi thường thiệt hại trong trường hợp đương sự/hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cá nhân/tổ chức/cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây ra

Người được thi hành án có yêu cầu Chấp hành viên áp dụng biện pháp bảo đảm không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng thì phải bồi thường thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo quyết định/bản án của tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại được ghi nhận trong đơn khởi kiện của người bị thiệt hại.

Điều đó đồng nghĩa với việc bên bị thiệt hại phải chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại (đơn khởi kiện, giấy tờ, tài liệu chứng minh về thiệt hại, giấy tờ nhân thân, giấy tờ về nơi ở hợp pháp của các bên) gửi tới tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo trình tự tố tụng nếu các bên không thể tự thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại.

Tình huống 2: Bồi thường thiệt hại do Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dây ra

Căn cứ quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, trong trường hợp căn cứ yêu cầu bồi thường là do Chấp hành viên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là cá nhân/tổ chức/cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gây ra có thể được thực hiện theo một trong hai cách sau:

Cách 1: Người bị thiệt hại yêu cầu cơ quan cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết việc bồi thường thiệt hại

Tại đây, người bị thiệt hại cần chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường theo quy định tại Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2017, gồm:

“Điều 41. Hồ sơ yêu cầu bồi thường

1. Trường hợp người bị thiệt hại trực tiếp yêu cầu bồi thường thì hồ sơ yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là hồ sơ) bao gồm:

a) Văn bản yêu cầu bồi thường;

b) Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

c) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại;

d) Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).

2. Trường hợp người yêu cầu bồi thường là người thừa kế (nếu có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó phải cử ra một người đại diện) hoặc là người đại diện của người bị thiệt hại thì ngoài các tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, hồ sơ còn phải có các tài liệu sau đây:

a) Giấy tờ chứng minh nhân thân của người thừa kế, người đại diện của người bị thiệt hại;

b) Văn bản ủy quyền hợp pháp trong trường hợp đại diện theo ủy quyền;

c) Trường hợp người bị thiệt hại chết mà có di chúc thì người yêu cầu bồi thường phải cung cấp di chúc, trường hợp không có di chúc thì phải có văn bản hợp pháp về quyền thừa kế.

3. Văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung chính sau đây:

a) Họ, tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc (nếu có) của người yêu cầu bồi thường;

b) Ngày, tháng, năm làm văn bản yêu cầu bồi thường;

c) Hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;

d) Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi gây thiệt hại của người thi hành công vụ;

đ) Thiệt hại, cách tính và mức yêu cầu bồi thường;

e) Đề nghị tạm ứng kinh phí bồi thường (nếu có);

g) Đề nghị cơ quan giải quyết bồi thường thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường nhưng phải nêu rõ tên văn bản và địa chỉ thu thập văn bản đó trong trường hợp người yêu cầu bồi thường không có khả năng thu thập văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;

h) Yêu cầu phục hồi danh dự (nếu có);

i) Yêu cầu khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác (nếu có).

Trường hợp người bị thiệt hại chỉ yêu cầu phục hồi danh dự thì văn bản yêu cầu bồi thường phải có nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, g và h khoản này.

4. Người yêu cầu bồi thường nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường.

Trường hợp chưa xác định ngay được cơ quan giải quyết bồi thường, người yêu cầu bồi thường nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc có trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác định cơ quan giải quyết bồi thường, chuyển hồ sơ đến cơ quan giải quyết bồi thường và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu bồi thường.

5. Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao nhưng phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp người yêu cầu bồi thường gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính thì các giấy tờ, tài liệu và chứng cứ quy định tại các điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này là bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.”

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người có yêu cầu bồi thường thiệt hại nộp hồ sơ cho cơ quan quản lý trực tiếp  người thi hành công vụ gây thiệt hại để được giải quyết theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.

Cách 2: Người bị thiệt hại yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết việc bồi thường thiệt hại

Đây là trường hợp mà người bị thiệt hại có yêu cầu bồi thường rút yêu cầu bồi thường đã gửi đến cơ quan cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết yêu cầu bồi thường của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Yêu cầu bồi thường được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng thông thường. Tức là, người yêu cầu bồi thường thiệt hại chuẩn bị đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại và các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình nộp tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Như vậy, để được giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại thì người bị thiệt hại hoặc là yêu cầu cơ quan quản lý trực tiếp người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc yêu cầu tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường của mình.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự

Căn cứ Điều 39 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự như sau:

“Điều 39. Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự

1. Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự.

2. Cơ quan Thi hành án quân khu và tương đương.

3. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.”

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự bao gồm Cục Thi hành án dân sự và Chi cục Thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án quân khu và tương đương hoặc òa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự.

Trình tự thực hiện thủ tục chi trả tiền bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự

  • Bước 1: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải chuyển ngay hồ sơ đề nghị bồi thường đến cơ quan quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự ở Trung ương để thực hiện thủ tục cấp phát, chi trả tiền bồi thường cho người bị thiệt hại, cụ thể trường hợp cơ quan có trách nhiệm bồi thường là cơ quan thi hành án dân sự do Bộ Tư pháp quản lý thì phải chuyển hồ sơ đề nghị bồi thường đến Tổng cục thi hành án dân sự – Bộ Tư pháp.
  • Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhận được hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị bồi thường để cấp kinh phí hoặc có văn bản gửi cơ quan tài chính cùng cấp (Bộ Tài chính) đề nghị cấp kinh phí bồi thường; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn cơ quan có trách nhiệm bồi thường bổ sung hồ sơ hoặc sửa đổi, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường. Thời hạn bổ sung hồ sơ không quá 15 ngày.
  • Bước 3: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị bồi thường hợp lệ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền cấp kinh phí cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường để chi trả cho người bị thiệt hại.
  • Bước 4: Sau khi nhận được kinh phí do cơ quan tài chính cấp, trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải thực hiện việc chi trả bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc thân nhân của người bị thiệt hại. Trường hợp bản án, quyết định giải quyết bồi thường của Toà án có hiệu lực pháp luật mà cơ quan có trách nhiệm bồi thường không tự nguyện thi hành thì người được bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Điều kiện được bồi thường thiệt hại trong thi hành án dân sự” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ Trích lục bản án ly hôn… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định như thế nào?

“Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này.”
Theo quy định tại Điều 45 Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 nêu trên, cơ quan thi hành án sẽ ra thông báo thi hành án, ấn định cho người phải thi hành án một thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết thời hạn tự nguyện nói trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.

Hồ sơ thủ tục chi trả tiền bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự như thế nào?

Văn bản đề nghị cấp bồi thường kinh phí.
Bản sao văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Bản án, quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

Mức phí thi hành án dân sự như thế nào?

Quy định tại Điều 4. Mức thu phí thi hành án dân sự của thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự
Điều 4. Mức thu phí thi hành án dân sự
1. Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự như sau:
a) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận;
b) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 150.000.000 đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5.000.000.000 đồng;
c) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 190.000.000 đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7.000.000.000 đồng;
d) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 220.000.000 đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10.000.000.000 đồng;
đ) Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15.000.000.000 đồng thì mức phí thi hành án dân sự là 245.000.000 đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15.000.000.000 đồng.
2. Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án (chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án), thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.
Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:
Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;
Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x (500.000.000 đồng – 200.000.000 đồng) = 9.000.000 đồng.
3. Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này.
5. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời