Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư

Đầu tư là hoạt động sử dụng những nguồn lực về tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và nguồn lực trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích cho kinh tế xã hội. Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính song vụ, vậy nên trong hợp đồng này các bên chủ thể sẽ vừa có quyền lợi và cũng vừa có nghĩa vụ dân sự, quyền của bên này, tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. Hãy tham khảo “Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm hợp tác đầu tư

Hợp đồng hợp tác là hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 504 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 504. Hợp đồng hợp tác

  1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
  2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.”

Chủ thể của hợp đồng hợp tác đầu tư

Chủ thể của hợp đồng hợp tác đầu tư trước hết phải đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể tham gia giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.

Chủ thể tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự, tự nguyện tham gia giao dịch.

Xuất phát từ mục đích của hợp đồng đầu tư nên pháp luật quy định chủ thể của hợp đồng hợp tác là nhà đầu tư.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên
  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam
  • Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông hoặc thành viên

Các nhà đầu tư có thể có thể hợp tác song phương hoặc đa phương khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Các chủ thể này có vị trí bình đẳng với nhau, có lợi ích chung khi tham gia vào hợp đồng.

Về nguyên tắc thì mọi nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài đểu trở thành chủ thể hợp đồng hợp tác, nếu không rơi vào trường hợp pháp Luật cấm.

Tuy nhiên, trong trường hợp luật chuyên ngành có quy định riêng về chủ thể hợp tác kinh doanh, thì chủ thể hợp đồng phải tuân thủ các quy định đó.

Hình thức hợp đồng hợp tác đầu tư

Hợp đồng hợp tác đầu tư có nhiều bên tham gia, các chủ thể làm một công việc hoặc sản xuất, kinh doanh.

Vì đối tượng của hợp đồng là các cam kết mà các bên đã thỏa thuận, cho nên hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận.

Tuy nhiên, pháp luật quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ các bên tham gia, khi các bên giao kết hợp đồng thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ, các cam kết phát sinh từ hợp đồng đầu tư.

Như vậy hợp đồng hợp tác đầu tư phải được lập bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều 504 Bộ luật dân sự 2015. Việc lập bằng văn bản trở thành căn cứ pháp lý cho hoạt động hợp tác.

Các bên có bằng chứng và cơ sở cho mọi sự kiện xảy ra trong quan hệ hợp đồng.

Nội dung hợp đồng hợp tác đầu tư

Nói đến nội dung của hợp đồng là nói đến các điều khoản, mà các bên thỏa thuận nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.

Hợp đồng hợp tác đầu tư được tham gia bởi nhiều chủ thể cùng hợp tác, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Mục đích của hợp đồng này nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác, tận dụng nguồn lực của nhiều chủ thể trong đời sống kinh tế – xã hội.

Chính vì vậy, pháp luật ghi nhận những nội dung cơ bản của hợp đồng để định hướng cho các chủ thể trong quá trình đàm phán và giao kết hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 505 Bộ luật Dân sự năm 2015 hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:

“Điều 505. Nội dung của hợp đồng hợp tác
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
  2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  3. Tài sản đóng góp, nếu có;
  4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.”

Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư

Hướng dẫn cách viết hợp đồng hợp tác đầu tư

Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư
Hướng dẫn soạn thảo mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư

Hợp đồng hợp tác đầu tư là hợp đồng dân sự, vì vậy đối với nguyên tắc của hợp đồng đó là tôn trọng sự thỏa thuận của chủ thể.

Các bên khi lập hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau về các điều khoản trong hợp đồng cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế khi thực hiện hợp tác.

Trong mẫu hợp đồng góp vốn đầu tư cần đảm bảo những nội dung dưới đây:

Phần I: Thông tin của các bên ký kết hợp đồng.

Tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, địa chỉ, đăng ký doanh nghiệp….

Phần II: Nội dung hợp đồng (tuỳ các bên thỏa thuận nhưng cần đảm bảo các nội dung).

  • Mục tiêu, phạm vi và định hướng cùng nhau hợp tác
  • Thời hạn của hợp đồng hợp tác đầu tư
  • Góp vốn và phân chia lợi nhuận kinh doanh
  • Quyền và nghĩa vụ các bên
  • Nguyên tắc về tài chính
  • Điều hành hoạt động kinh doanh
  • Hiệu lực hợp đồng
  • Các thoả thuận hợp tác đầu tư khác của các bên nếu có: Điều khoản về việc thay đổi, bổ sung nội dung hợp đồng; điều khoản về thông báo… .
  • Điều khoản chung: hình thức giải quyết tranh chấp; hợp đồng có thời hạn từ ngày; số bản hợp đồng… .

Phần III: Chữ ký xác nhận của các bên (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu xác nhận).

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Dịch vụ nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài, hợp đồng lao động… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng hợp tác đầu tư có phải công chứng không?

Căn cứ vào Bộ Luật Dân sự quy định về hình thức hợp đồng thì hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể mà không quy định bắt buộc giao kết bằng một hình thức nhất định.
Ngoài ra, trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồn phải được thể hiện bằng văn bản phải đi công chứng, chứng thực và tuân theo quy định pháp luật ( nếu không công chứng, chứng thực hợp đồng sẽ bị vô hiệu hóa)
Hợp đồng hợp tác đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự. Pháp luật hiện hành không quy định về hợp đồng phải được công chứng, chứng thực.Vì vậy, hợp đồng hợp tác đầu tư không nhất thiết phải công chứng, chứng thực mà vẫn có giá trị pháp lý.

Hợp đồng hợp tác đầu tư có những đặc điểm gì nổi bật?

Hợp đồng hợp tác đầu tư có những đặc điểm sau đây:
– Nội dung trong hợp đồng hợp tác kinh doanh do các bên xây dựng nhằm mục đích thực hiện, hỗ trợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Các bên sẽ gắn kết quyền và nghĩa vụ với nhau qua hợp đồng.
– Hợp đồng hợp tác đầu tư mang tính song vụ.
– Hình thức trong hợp đồng không quy định bắt buộc bằng miệng hay văn bản. Để tránh những tranh chấp phát sinh sau nay, các bên có thể thỏa thuận bằng văn bản thể hiện rõ ràng ý chí của các bên.

Nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư?

Điều 42 Luật đầu tư năm 2020 quy định về nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư như sau:
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
– Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.
– Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của Luật này, pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có) và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời