Quy định đảng viên dự bị có quyền gì theo quy định năm 2022?

Đảng Cộng sản Việt Nam được coi là lực lượng lãnh đạo, cầm quyền và là chính đảng duy nhất được phép hoạt động tại Việt Nam theo Luật Hiến pháp 2013 quy định. Đảng viên dự bị là Đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đang thực hiện ở trong thời kỳ dự bị. Để được công nhận và kết nạp là Đảng viên chính thức, họ cần phải thực hiện những nhiệm vụ trong chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các Đảng viên dự bị có thời gian dự bị để thực hiện rèn luyện thêm là 12 tháng trước khi được xem xét kết nạp khi chính thức. Vậy trong hoạt động Đảng, quyền và nghĩa vụ của các Đảng viên dự bị sẽ được quy định như thế nào? Hãy tham khảo “Đảng viên dự bị có quyền gì” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011

Khái niệm về đảng viên dự bị

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 1 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam quy định điều kiện trở thành Đảng viên như sau:

“Điều 1.

2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên; thừa nhận và tự nguyện : thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng.”

Như vậy, các điều kiện cần đưa ra rất đơn giản để có thể được kết nạp vào hàng ngũ Đảng. Trong đó, công dân đáp ứng các điều kiện theo quy định nêu trên qua quá trình thực tiễn nếu chứng tỏ được mình là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xét để kết nạp vào Đảng. Cần xác định trong tính chất ưu tú, sự tín nhiệm thông qua các thành tích cụ thể của họ.

“Điều 5

1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.

3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.

4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.”

Đảng viên dự bị có quyền gì?

Quy định đảng viên dự bị có quyền gì năm 2022
Quy định đảng viên dự bị có quyền gì năm 2022

Căn cứ theo Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định về quyền của đảng viên như sau:

“Điều 3.

Đảng viên có quyền :

1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

2. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.

3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.

Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.”

Theo quy định nêu trên thì Đảng viên dự bị không có quyền biểu quyết. Như vậy, đảng viên dự bị cũng không được biểu quyết trong cuộc họp đánh giá chất lượng đảng viên.

Hồ sơ, thủ tục công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức

Căn cứ theo Điều 4 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức như sau:

“4. Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có:

4.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới

Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.

4.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị

Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.

4.3. Bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ

Đảng viên được phân công giúp đỡ viết bản nhận xét đảng viên dự bị nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm, lập trường tư tưởng, nhận thức về Đảng, đạo đức, lối sống và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của đảng viên dự bị; báo cáo chi bộ.

4.4. Bản nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội nơi làm việc và chi ủy nơi cư trú

Chi ủy có đảng viên dự bị tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể chính trị – xã hội mà người đó là thành viên; ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ (nơi chưa có chi ủy) nơi cư trú đối với đảng viên dự bị để báo cáo chi bộ.

Trường hợp đặc biệt không phải lấy ý kiến nhận xét của chi ủy hoặc chi bộ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị thực hiện theo quy định của Ban Bí thư.

4.5. Nghị quyết của chi bộ, đảng ủy cơ sở và quyết định công nhận đảng viên chính thức của cấp ủy có thẩm quyền

a) Nội dung và cách tiến hành của chi bộ, đảng ủy bộ phận (nếu có), đảng ủy cơ sở, cấp có thẩm quyền xét, quyết định công nhận đảng viên chính thức thực hiện theo Điểm 3.6 và 3.7, Mục 3 của Hướng dẫn này.

b) Sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận đảng viên chính thức, chi ủy công bố quyết định trong kỳ sinh hoạt chi bộ gần nhất.

4.6. Thủ tục xoá tên đảng viên dự bị vi phạm tư cách

a) Chi bộ xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy cấp trên.

b) Đảng ủy cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng ủy viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp ủy có thẩm quyền.

c) Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xoá tên thì ra quyết định xoá tên.

d) Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp đảng viên ra quyết định xoá tên đảng viên dự bị nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.”

Quyền lợi của Đảng viên dự bị

Theo điều 3 Điều lệ Đảng thì quyền của Đảng viên dự bị như sau:

“ 1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.

  1. Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
  2. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.
  3. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình.”

Từ quy định trên, có thể thấy, Đảng viên dự bị có các quyền, bao gồm:

– Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Được tiếp cận các thông tin và tiến hành thảo luận, trình bày quan điểm trong thực hiện công việc chung. Được tham gia biểu quyết các công việc của Đảng.

– Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức Đảng và Đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức. Thông qua việc nhìn nhận và đánh giá đối với hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ của các Đảng viên khác. Từ đó, mang đến hiệu quả phân công, phối hợp thực hiện công việc chung. Báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.

– Trình bày ý kiến khi tổ chức Đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với mình. Bảo vệ các quyền lợi của bản thân trong giải thích, chứng minh. Từ đó mang sự công bằng đối với công việc thực hiện, với mức độ và khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Nhìn chung, quyền trên được thực hiệnđó  là công cụ để Đảng viên dự bị rèn luyện và chứng tỏ bản thân. Tạo điều kiện cho sự học hỏi, tiến bộ và kinh nghiệm được rèn luyện trong thời gian dự bị.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Đảng viên dự bị có quyền gì” Luật sư Bắc Ninh tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Dịch vụ nhận nuôi con nuôi, Cách đăng ký kết hôn với người nước ngoài… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Ninh thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Đảng viên dự bị đã từng bị kỷ luật thì có được xét công nhận là đảng viên chính thức không?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 9 Quy định 22-QĐ/TW năm 2021 quy định về vguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng như sau:
“Điều 9. Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng
[…] 10. Đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, khi hết thời hạn dự bị, chi bộ vẫn tiến hành xét công nhận đảng viên chính thức. Nếu vi phạm đến mức không còn đủ tư cách đảng viên thì xoá tên trong danh sách đảng viên […]”
Như vậy, có thể thấy, Đảng viên dự bị bị kỷ luật thì khi hết thời gian dự bị vẫn được xem xét công nhận Đảng viên chính thức.

Việc tự kiểm điểm Đảng viên sẽ dựa trên những nguyên tắc nào?

Việc tự kiểm điểm Đảng viên sẽ dựa trên những nguyên tắc như sau:
– Theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
– Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình, đoàn kết, trung thực, khách quan, toàn diện, công bằng, công khai, đúng thẩm quyền.
– Bảo đảm thống nhất, đồng bộ liên thông trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.
– Lấy đạo đức, lối sống, phẩm chất chính trị làm gốc, lấy hiệu quả công việc làm thước đo trong đánh giá, xếp loại hàng năm.
– Gắn trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm tập thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời