Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự

Cơ quan có thẩm quyền cho rằng, dự thảo pháp lệnh khi “xử phạt nhà báo ghi âm, ghi hình… phiên tòa khi không được chủ tọa đồng ý” còn mâu thuẫn với nhiều luật, dễ phạm phải sai lầm. Việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa được xem là quyền của nhà báo trong hoạt động nghiệp vụ báo chí trong các phiên tòa xét xử công khai. Nếu bắt buộc nhà báo phải có sự đồng ý của mọi người tiến hành tố tụng hoặc người tham gia tố tụng trước đó khi thực hiện việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa dân sự hay hành chính (nhất là tại các phiên tòa đông người) họ phải tìm cách cách hỏi từng người là không khả thi, mất rất nhiều thời gian và phiền phức. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thuận tình ly hôn tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Ghi âm, ghi hình tại phiên toà xét xử vụ án dân sự là trái với nội quy phiên tòa

Căn cứ vào Khoản 4 Điều 234 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 234. Nội quy phiên tòa

4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

Theo đó, nhà báo có hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử, đương sự, người tham gia tố tụng mà không có sự đồng ý là trái với quy định của phiên tòa.

Như vậy, nếu như nhà báo nhận được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa thì có thể ghi âm, ghi hình Hội đồng xét xử. Nếu như nhận được sự đồng ý của đương sự, người tham gia tố tụng thì nhà báo có thể ghi âm, ghi hinh họ.

Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự

Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự
Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự

Tại Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội quy phiên tòa như sau:

“Điều 234. Nội quy phiên tòa

1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.

2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.

7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.

Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.

9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.”

Như vậy, theo quy định trên nhà báo tham dự phiên tòa xét xử vụ án dân sự để quay phim thì phải có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, các đương sự và người tham gia tố tụng khác. Nếu như phóng viên tham gia phiên tòa xét xử dân sự theo chỉ thị của Đài truyền hình và muốn quay phim Hội đồng xét xử thì phải có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, còn quay phim các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì phải có sự đồng ý của những đối tượng đấy. Không có sự đồng ý của những đối tượng được nêu trên thì bạn không được phép quay phim.

Người phổ biến nội quy phiên tòa xét xử vụ án dân sự

Căn cứ Điều 51 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án như sau:

“Điều 51. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án

Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.

2. Phổ biến nội quy phiên tòa.

3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”

Như vậy, sau khi được Chánh án Tòa án phân công thì Thư ký Tòa án là người có nhiệm vụ phổ biến nội quy phiên tòa.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Vấn đề “Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Bắc Ninh luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là hợp đồng chuyển nhượng nhà đất … vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. 

Câu hỏi thường gặp

Nhà báo quay phim tại phiên tòa vụ án dân sự bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Khoản 4, 5 và 6 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;
b) Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Do đó, nếu như bạn là nhà báo mà quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự mà không có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hay là các đương và người tham gia tố tụng khác thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài ra, bạn còn bị tịch thu phương tiện để quay phim; buộc bạn phải nộp lại đoạn phim mà bạn đã quay và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có từ việc quay phim đấy.

Từ ngày 01/9/2022, ghi âm lời nói, ghi hình tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính mà không được cho phép sẽ bị xử phạt hành chính đến 15 triệu đồng có đúng hay không?

Căn cứ vào Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;
b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;…
4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;
b) Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;
c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính, không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.
Như vậy, hành vi ghi âm, ghi hình của Hội đồng xét xử mà không có sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm, ghi hình của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ tại phiên xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì còn bị tịch thu phương tiện ghi âm, ghi hình và buộc nộp lại tư liệu, tài liệu ghi âm, ghi hình.
Lưu ý: Mức xử phạt hành chính ở quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp đôi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời