Quy định về chủ thể giao kết hợp đồng dân sự

Chủ thể đề nghị giao kết hợp đồng (người thể hiện mong muốn trước tiên) phải đề xuất nội dung chủ yếu của hợp đồng như đối tượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán của các bên khi chuẩn bị ký hợp đồng… Người đề nghị giao kết hợp đồng sẽ phải chịu mọi ràng buộc về cả nội dung đã đề nghị và không được thay đổi nội dung đó nếu như bên được đề nghị đã chấp nhận. Nếu đề nghị có thời hạn trả lời, thì trong thời hạn chờ trả lời từ phía của bên được đề nghị thì người đề nghị cũng phải chịu sự ràng buộc đó. Trong thời hạn chờ trả lời, người đề nghị không được mời người thứ ba giao kết hợp đồng với đối tượng đã xác định. Chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là những cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức (pháp nhân) các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức là hợp đồng dân sự về việc thay đổi xác lập hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hãy tham khảo “Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm chủ thể giáo kết hợp đồng dân sự

  • Theo Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định khái niệm hợp đồng, cụ thể:

Điều 385. Khái niệm hợp đồng

Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Qua đó, chủ thể của hợp đồng dân sự là những đối tượng tham gia trực tiếp trong hợp đồng, trong đó sẽ quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Trường hợp một trong các bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc vi phạm quy định pháp luật.

Điều kiện có hiệu lực hợp đồng

Thứ nhất, về mặt chủ thể hợp đồng

  • Chủ thể tham gia vào giao kết hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, cũng như năng lực pháp luật phải phù hợp với loại hợp đồng dân sự đó. Chủ thể tham gia vào một quan hệ hợp đồng dân sự, nếu là cá nhân thì phải đảm bảo năng lực hành vi dân sự, cần phải nhận thức, làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập hợp đồng, thay đổi, chấm dứt quyền và lợi ích, phải tự chịu trách nhiệm về hợp đồng mình đã xác lập đó. Tùy thuộc vào mức độ của năng lực hành vi dân sự của cá nhân mà cá nhân sẽ được tham gia vào các hợp đồng phù với độ tuổi của mình.
  • Nếu chủ thể giao kết hợp đồng là pháp nhân, thì sẽ được người đại diện hợp pháp sẽ tham gia vào hợp đồng dân sự. Trong trường hợp người tham gia vào một hợp đồng dân sự là tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc hộ gia đình thì chủ thể tham gia vào quá trình xác lập, ký kết hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được ủy quyền.

Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng dân sự

  • Mục đích chính của hợp đồng dân sự là những lợi ích hợp pháp, là hậu quả pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân sự phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự do các bên tham gia trong hợp đồng mong muốn đạt được khi xác lập hợp đồng.
  • Nội dung trong hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản, các cam kết của các bên nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của nhau, tất cả đều có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng dân sự. Các bên có thể tự thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng.

Thứ ba, ý chí của các bên khi thực hiện hợp đồng

  • Bản chất hợp đồng là một giao dịch dân sự, việc tiến hành giao kết hợp đồng sẽ làm phát sinh quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng dân sự. Do đó, khi thực hiện một giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện trong cam kết, thỏa thuận.

Thứ tư, hình thức của hợp đồng dân sự

  • Hình thức của một giao dịch dân sự được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: như bằng văn bản, lời nói hoặc bằng một hành vi cụ thể. Đồng nghĩa, hợp đồng dân sự cũng sẽ được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như lời nói, văn bản, hoặc các hành vi cụ thể. Tuy nhiên, để bảo đảm các cam kết được thực hiện, các bên thường chọn hợp đồng dân sự thể hiện qua hình thức văn bản. Trong đó có một số trường hợp, hợp đồng dân sự phải được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật thì mới có hiệu lực pháp lý.

Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự

Quy định về chủ thể giao kết hợp đồng dân sự
Quy định về chủ thể giao kết hợp đồng dân sự

Tư cách chủ thể của cá nhân khi tham gia giao dịch dân sự được hiểu là năng lực chủ thể của cá nhân đó, tùy từng trường hợp mà Bộ luật dân sự 2015 sẽ có quy định về những cá nhân không được quyền tham gia giao dịch dân sự cụ thể.

Năng lực chủ thể của cá nhân bao gồm năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình.
Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự như sau:

“Điều 14. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

“Điều 17. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Chủ thể giao dịch Dân sự bao gồm nhiều loại cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình … Mặt khác, thuật ngữ “cá nhân “ bao gồm cả công dân Việt Nam và người nước ngoài. Như vậy, có thể hiểu năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân là phạm vi các quyền mà bằng pháp luật Nhà nước đã ghi nhận cho công dân mình. Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực pháp luật Dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật quy định. Vì thế, mọi cá nhân đều được coi là đủ năng lực pháp luật Dân sự khi tham gia giao dịch, ngoại trừ những trường hợp cá nhân đó đã bị pháp luật hạn chế một quyền nào đó vốn là mục đích của giao dịch mà cá nhân đó tham gia.

Thời điểm nào đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực

– Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được xác định như sau:

+ Do bên đề nghị ấn định;

+ Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

– Các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

+ Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

+ Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị;

+ Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin bài viết

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chủ thể giao kết hợp đồng dân sự” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, trích lục đăng ký khai sinh, mẫu hợp đồng thuê nhà ở phục vụ tái định cư … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng do người không có thẩm quyền ký kết thì hợp đồng đó có giá trị pháp lý không?

Căn cứ Điều 131 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Tùy từng trường hợp mà người ký kết hợp đồng hoặc doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với hợp đồng được ký không đúng thẩm quyền
Theo quy định của Điều 142 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng do người không có quyền đại diện ký kết không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp:
– Người được đại diện đã công nhận hợp đồng đó
– Người được đại diện biết mà không phản đối về việc ký hợp đồng sai thẩm quyền trong một thời hạn hợp lý.
– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết được việc mình ký kết hợp đồng là không đúng thẩm quyền.
Trong tất cả các trường hợp ngoại trừ ba trường hợp trên, người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền vẫn phải chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng mình đã ký.
Doanh nghiệp phải ký hợp đồng với người ký không đúng thẩm quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại trừ trường hợp doanh nghiệp này đã biết hoặc buộc phải biết nhưng vẫn ký kết hợp đồng.
Trường hợp đồng được ký kết không đúng thẩm quyền như đã nêu trên và gây thiệt hại cho công ty thì sẽ bị tuyên vô hiệu: Người ký kết hợp đồng (cổ đông, thành viên hội đồng quản trị/hội đồng thành viên hoặc giám đốc có liên quan) phải liên đới bồi thường thiệt hại và hoàn trả cho công ty các khoản lợi thu được từ các hợp đồng đó.

Hình thức hợp đồng dân sự như thế nào?

Hình thức của hợp đồng dân sự là sự thể hiện của hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 119 của Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng dân sự có thể được thể hiện dưới các hình thức: lập thành văn bản, thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi.
Cũng theo quy định này, hợp đồng dân sự bằng văn bản có thể có hoặc không cần công chứng, chứng thực vẫn có giá trị pháp lý.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời