Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì năm 2023?

Hiện nay, các khoản chi phí khám chữa bệnh là vô cùng lớn và không phải ai cũng có thể chi trả cho toàn bộ các chi phí khám chữa bệnh. Đã có rất nhiều trường hợp không có đủ tiền để đóng viện phí dẫn đến những trường hợp đáng tiếc. Chính vì thế việc đóng BHYT là điều cần thiết nên làm vì có bảo hiểm y tế thì khi đi khám chữa bệnh bạn cũng đã đỡ lo một phần chi phí do cơ quan bảo hiểm chi trả Với một số đối tượng thì đóng BHYT là điều bắt buộc. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì năm 2023?” của Luật sư Bắc Ninh để nắm được quy định khi làm thẻ bảo hiểm y thế nhé!

Quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014).

Khi người dân mua bảo hiểm y tế, người dân khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh thì sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí thăm khám, điều tị, phục hồi sức khỏe,…

Ngoài bảo hiểm y tế bắt buộc, còn có bảo hiểm y tế tự nguyên dành cho các đối tượng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì có thể mua bảo hiểm y tế tự nguyện theo hình thức hộ gia đình. Nếu như một thành viên trong gia đình muốn mua bảo hiểm y tế thì các thành viên khác (trừ những thành viên đã có bảo hiểm y tế bắt buộc) cũng phải mua.

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Có 06 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế như sau:

Nhóm 1: Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng (Điều 1):

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Nhóm 2: Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng (Điều 2):

  • Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  • Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
  • Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
  • Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Nhóm 3: Nhóm do ngân sách nhà nước đóng (Điều 3):

  • Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
  • Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước.
  • Người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
  • Cựu chiến binh.
  • Người tham gia kháng chiến và bảo vệ tổ quốc.
  • Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác.
  • Người được phong tặng danh hiệu nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú thuộc họ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người hằng tháng thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ.
  • Thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.
  • Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.
  • Người phục vụ người có công với cách mạng sống ở gia đình.
  • Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Nhóm 4: Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (Điều 4):

  • Người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo tiêu chí chuẩn cận nghèo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 9 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP
  • Học sinh, sinh viên.
  • Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm 5: Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình (Điều 5):

  • Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
  • Người có tên trong sổ tạm trú.
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành.
  • Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế.

Nhóm 6: Nhóm do người sửa dụng lao động đóng (Điều 6):

  • Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong Quân đội, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
  • Thân nhân của công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
  • Thân nhân của người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, bao gồm đối tượng theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 13 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì năm 2023?

Ngày 12/01/2023, Bộ Y tế đã ban hành quyết định 62/QĐ-BYT công bố về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế Theo Quyết định 62, thẻ BHYT được cấp cho đối tượng tham gia BHYT và là căn cứ để hưởng quyền lợi theo quy định của Luật BHYT. Mỗi một cá nhân chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế. Khi làm thẻ bảo hiểm y tến cần chuẩn bị hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm các giấy tờ sau đây:

(1) Đối với tổ chức, cá nhân

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (của tổ chức, cá nhân đối với người tham gia BHYT) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành (Mẫu TK1-TS); Mẫu TK1-TS: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT

Danh sách đối tượng tham gia BHYT của tổ chức, cá nhân lập theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Mẫu số 2: Danh sách đối tượng tham gia BHYT

(2) Đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT của người tham gia BHYT theo hộ gia đình;

Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT lập theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP.

Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì năm 2023?
Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì năm 2023?

Trình tự, thủ tục cấp thẻ BHYT mới nhất

Bước 1: Đối với người tham gia BHYT lần đầu ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT và Mẫu số 2 hoặc Mẫu số 3 (đối với người tham gia BHYT theo hộ gia đình) ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 104/2022/NĐ-CP cho các nhóm đối tượng sau:

  • Người sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHYT cho người lao động quy định tại Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
  • Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại khoản 15 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP.
  • Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 1 Điều 1; khoản 13 Điều 3 và Điều 6 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
  • Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể theo quy định của pháp luật, cơ quan BHXH căn cứ giấy ra viện do cơ sở KCB nơi người hiến bộ phận cơ thể cấp cho đối tượng này để cấp thẻ BHYT.

Ủy ban nhân dân các địa phương có trách nhiệm lập danh sách các đối tượng nêu tại Điều 2. Điều 3, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 , khoản 16, khoản 17 Điều 1, 2, 4, 4 và 5 Nghị định 146/2018/ NĐ-CP.

Bước 2: Người tham gia BHYT nộp hồ sơ tại BHXH, ký vào Phiếu tiếp nhận hồ sơ (đặt tại ô của người nộp hồ sơ), chờ đến ngày hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT.

Bước 3: Tại bộ phận một cửa BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện cán bộkiểm tra, tiếp nhận tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT; Ghi sổ tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/ 2022/NĐ-CP và ký (vào ô của người nhận yêu cầu và chuyển Mẫu số 4 cho người tham gia BHYT để ký vào ô của người gửi yêu cầu).

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức quản lý đối tượng hoặc người tham gia bảo hiểm y tế.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hồ sơ cấp thẻ bảo hiểm y tế gồm những gì năm 2023?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Giành quyền nuôi con. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Hình thức gửi hồ sơ đăng ký tham gia BHYT?

Người đăng ký tham gia bảo hiểm y tế gửi 01 bộ hồ sơ bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện.

Mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?

Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở. Mức đóng bảo hiểm y tế được quy định chi tiết trong Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Đối với nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đón, nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách nhà nước đóng: mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động.
Đối với nhóm hộ gia đình: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đối với nhóm do ngân sách nhà nước đóng: Người thuộc hộ gia đình cận nghèo có mức hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở; học sinh, sinh viên; hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm, nghiệp có mức thu nhập trung bình có mức hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles