Chào hàng cạnh tranh là gì theo quy định mới

Chào hàng cạnh tranh là một trong những hình thức đấu thầu, chào hàng được áp dụng đối với những gói thầu có hạn mức được quy định trong pháp Luật Đấu thầu 2013. Chào hàng cạnh tranh sẽ có 2 quy trình là quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường và quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn. Chính vì vậy, việc tham gia vào hoạt động đấu thầu hàng hóa, dịch vụ bao gồm hai nhóm chủ thể chính là bên mời thầu và bên dự thầu. Cùng với đó, cũng có thể có sự tham gia của các chủ thể có liên quan trung gian như các nhà tư vấn, tổ chuyên gia xét thầu hoặc các chủ thể khác như chủ sở hữu nguồn vốn, đơn vị tài trợ, cho vay vốn… hoặc các chủ thể khác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chào hàng cạnh tranh là gì?” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đấu thầu 2013;
  • Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Chào hàng cạnh tranh là gì?

Chào hàng cạnh tranh là một trong các hình thức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện hợp đồng, bên cạnh hình thức đầu khác như:

  • Đấu thầu rộng rãi;
  • Đấu thầu hạn chế;
  • Chỉ định thầu;
  • Mua sắm trực tiếp;
  • Tự thực hiện;
  • Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt;
  • Tham gia thực hiện của cộng đồng.

Đây là hình thức đấu thầu thường áp dụng đối với những gói thầu cung cấp hàng hóa có tính chất kỹ thuật đơn giản, hàng hóa thông dụng được sản xuất sẵn và có giá trị nhỏ.

Điều kiện được chào hàng cạnh tranh

Chào hàng cạnh tranh là gì theo quy định mới
Chào hàng cạnh tranh là gì theo quy định mới

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 23 Luật đấu thầu 2013  thì chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

“Điều 23. Chào hàng cạnh tranh

2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;

b) Có dự toán được phê duyệt theo quy định;

c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu.”

Các hình thức chào hàng cạnh tranh

Theo Điều 23 Luật Đấu thầu và Điều 57 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo một trong hai hình thức: 

“Điều 57. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh

1. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.

2. Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.”

+ Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

+ Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với:

(i) Gói thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng và thuộc một trong các trường hợp:

  • Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

(ii) Gói thầu có giá trị không quá 01 tỷ đổng và thuộc một trong hai trường hợp:

  • Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
  • Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.

(iii) Gói thầu mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.

Thẩm định phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

“Điều 20. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu

1. Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó nêu rõ ý kiến của bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia.

2. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được thẩm định theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 106 của Nghị định này trước khi phê duyệt.

3. Kết quả lựa chọn nhà thầu phải được phê duyệt bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu.

4. Trường hợp lựa chọn được nhà thầu trúng thầu, văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu phải bao gồm các nội dung sau đây:

a) Tên nhà thầu trúng thầu;

b) Giá trúng thầu;

c) Loại hợp đồng;

d) Thời gian thực hiện hợp đồng;

đ) Các nội dung cần lưu ý (nếu có).

5. Trường hợp hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu, trong văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu hoặc văn bản quyết định hủy thầu phải nêu rõ lý do hủy thầu và trách nhiệm của các bên liên quan khi hủy thầu.

6. Sau khi có quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, bên mời thầu phải đăng tải thông tin về kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm c Khoản 1 hoặc Điểm b Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này; gửi văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu cho các nhà thầu tham dự thầu trong thời hạn quy định tại Điểm n Khoản 1 Điều 12 của Luật Đấu thầu. Nội dung thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm:

a) Thông tin quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này;

b) Danh sách nhà thầu không được lựa chọn và tóm tắt về lý do không được lựa chọn của từng nhà thầu;

c) Kế hoạch hoàn thiện, ký kết/hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn.”

Mời các bạn xem thêm bài viế

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chào hàng cạnh tranh là gì” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Luật sư Bắc Ninh chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đặt cọc mua bán nhà đất … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chào hàng cạnh tranh có phải đấu thầu qua mạng không?

Điểm a khoản 1 Điều 29 và khoản 1 Điều 31 Thông tư số 11/2019/TT-BKHĐT quy định:
Kể từ ngày 1/2/2020 phải tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với toàn bộ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng, trừ trường hợp đối với các gói thầu chưa thể tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng hoặc các gói thầu có tính đặc thù.
Theo đó, việc chào hàng cạnh tranh có phải đấu thầu qua mạng hay không tùy thuộc vào gói thầu chào hàng cạnh tranh có thuộc hạn mức đấu thầu qua mạng nêu trên không.

Phân biệt Chào hàng cạnh tranh thông thương và chào hàng cạnh tranh rút gọn?

– Yêu cầu với nhà thầu
Đối với chào hàng cạnh tranh thông thường thì tiêu chí hướng đến là năng lực của nhà thầu; kinh nghiệm; tiêu chuẩn đánh giá kỹ thuật và xác định giá thấp nhất cả gói thầu
Còn Đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn thì tiêu chí áp đảo hơn cả đó là bản báo giá. Bản báo giá của bên nhà thầu phải có giá trị thấp nhưng vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật mà bên mời thầu đặt ra
– Về tổ chức lựa chọn nhà thầu
Đối với chào hàng cạnh tranh thông thường sẽ gửi hồ sơ đến các nhà thầu có nhu cầu tham gia và được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên báo đấu thầu
Đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn thì sẽ được đăng trên báo trong ngành – không quy định cụ thể là báo nào hoặc gửi trực tiếp hồ sơ đến nhà thầu

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn như thế nào?

Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn cần trả qua những thủ tục sau:
– Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá
 Bên mời thầu sẽ phải chuẩn bị bản yêu cầu báo giá: bản yêu cầu này gồm các nội dung về phạm vi công việc được thực hiện, các yêu cầu về kỹ thuật khi thực hiện gói thầu; thời gian hiệu lực bản báo giá; thời gian chuẩn bị và nộp báo giá đối với nhà cũng cấp dịch vụ ( Lưu ý thời gian này sẽ được quy định cụ thể tối thiểu  bởi pháp luật đấu thầu) và các nội dung khác nếu có,
Bản báo giá này sẽ được duyệt về các nội dung, Khi duyệt thành công bên mời thầu  phải đăng tải thông tin trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong ngành nhằm mục đích thông báo mời chào hàng. Hoặc có phương thức mời trực tiếp cho  ít nhất 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời