Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết không?

Lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán đã mất có được không, đây chắc hẳn là câu hỏi mà người mua găp phải khi không còn ý định căn nhà đó. Sau khi người bán chết, người mua cùng với người đồng thừa kế của người bán không muốn thực hiện việc mua bán nhà nữa thì ở trường hợp này, sẽ căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc mà hai bên đã ký kết, các đồng thừa kế của người chết sẽ phải trả lại tiền cọc và có thể phải chịu phạt một khoản tiền tương ứng với số tiền đã nhận cọc (nếu trong hợp đồng có thỏa thuận). Bài viết dưới đây sẽ trình bày làm rõ. Hãy tham khảo “Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự năm 2015

Các trường hợp được lấy lại tiền đặt cọc

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền

  • Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
  • Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc,
  • Trường hợp có thỏa thuận khác.

Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết

Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết
Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết

Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra các hệ quả sau khi ký hợp đồng đặt cọc như sau:

“Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

– Nếu sau khi đặt cọc, các bên ký hợp đồng mua bán nhà: Bên đặt cọc được trả lại tiền đã đặt cọc hoặc tiền này sẽ được trừ vào tiền mua bán do các bên thoả thuận.

– Nếu các bên không ký hợp đồng mua bán sau khi hết hạn đặt cọc và việc không giao kết hợp đồng là do bên đặt cọc từ chối: Bên nhận cọc sẽ không phải trả lại tiền đã đặt cọc cho bên đặt cọc.

– Nếu sau khi hết thời hạn đặt cọc, bên nhận cọc từ chối ký bán nhà cho bên đặt cọc: Bên nhận đặt cọc phải trả lại cho bên đặt cọc hai (02) lần số tiền đã đặt cọc.

Lưu ý: Đây là quy định của Luật. Nếu thực tế các bên có thoả thuận khác thì sẽ thực hiện theo thoả thuận của các bên.

Đồng nghĩa, khi hợp đồng đặt cọc đã có hiệu lực pháp luật mà một trong hai bên chết (ở đây là người bán – bên nhận đặt cọc chết) trước khi thực hiện ký hợp đồng mua bán thì khoản 1 và khoản 2 Điều 615 Bộ luật Dân sự có quy định về nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại như sau:

“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thoả thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Căn cứ quy định này, có thể xét các trường hợp mua bán nhà đất khi chủ nhà chết thì quyền, nghĩa vụ tài sản của người chết sẽ được chuyển giao cho các đồng thừa kế. Cụ thể có thể kể đến các trường hợp như sau:

– Sau khi người bán chết, người mua và những đồng thừa kế của người bán vẫn quyết định thực hiện tiếp việc mua bán nhà: Các đồng thừa kế sẽ đứng ra bán tài sản của người chết cho người mua.

– Sau khi người bán chết, người mua và đồng thừa kế của người bán không muốn thực hiện việc mua bán nhà: Trong trường hợp này, căn cứ thoả thuận trong hợp đồng đặt cọc, các đồng thừa kế của người chết sẽ phải trả lại tiền cọc và có thể phải chịu phạt một khoản tiền tương ứng với số tiền đã nhận cọc (nếu trong hợp đồng có thoả thuận).

Nếu các đồng thừa kế không chịu thực hiện nghĩa vụ thì bên mua có thể khởi kiện ra Toà để yêu cầu các đồng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại.

Thời hạn thanh toán tiền đặt cọc

Về hợp đồng đặt cọc, Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Như vậy, quy định này đã khẳng định thời hạn đặt cọc là khoảng thời gian các bên thoả thuận để đảm bảo cho việc thực hiện hoặc ký kết hợp đồng mua bán nhà sau này.

Do đó, không có quy định cụ thể về thời hạn các bên phải thanh toán đầy đủ số tiền mua nhà sau khi đặt cọc mà vấn đề này hoàn toàn dựa vào sự thoả thuận của các bên.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Có được lấy lại tiền đặt cọc mua nhà khi người bán chết” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân…. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Bên bán đất đã chết nếu bên mua không có nhu cầu ký tiếp hợp đồng đặt cọc thì có được lấy lại số tiền đã chuyển cho bên bán trước đây hay không?

Tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo quy định trên thì chỉ quy định việc xác lập giao dịch đặt cọc khi một bên giao cho bên kia tài sản đặt cọc trong một thời hạn nhất định để đảm bảo cho việc giao kết thực hiện hợp đồng, còn việc thanh toán hợp đồng đặt cọc như thế nào thì là do các bên tự thỏa thuận, luật không quy định cụ thể.
Trong trường hợp nếu:
– Hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền;
– Bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc;
– Bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
Như vậy, nếu trong trường hợp người nhận đặt cọc chết thì về mặt quy định những người thừa kế của người nhận đặt cọc này có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ mà người chết để lại (tức là họ sẽ đứng ra ký kết hợp đồng với mình).
Trong trường hợp mình không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thì có thể thỏa thuận lấy lại số tiền đã giao, nó còn phụ thuộc việc các bên tiến hành thỏa thuận với nhau như thế nào.
Nếu những người đồng thừa kế họ không chịu thực hiện nghĩa vụ của người chết để lại thì người đặt cọc có thể khởi kiện ra Tòa để đảm bảo quyền lợi của mình.

Thời gian nào sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc?

Tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
2. Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:
a) Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
b) Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Những khoảng thời gian trên sẽ không được tính vào thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc.

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc là bao lâu?

Căn cứ Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc là 3 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời