Dịch vụ tư vấn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Bắc Ninh năm 2023

Khi ly hôn, có rất nhiều cặp vợ chồng không yêu cầu Tòa án phải giải quyết vấn đề phân chia tài sản chung của họ bởi theo quy định của pháp luật hiện nay việc yêu cầu chia tài sản tại Tòa án sẽ phải chịu tiền án phí tương đối lớn. Đó là một quyết định sáng suốt, vì khi nhờ Tòa phân chia giúp sẽ chịu số tiền án phí mà mỗi bên phải nộp nếu việc chia tài sản được thực hiện bởi Tòa. Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng thường được dùng sau khi hai vợ chồng đã đi đến quyết định ly hôn hoặc họ đang trong thời kỳ hôn nhân, hai người đó muốn thực hiện nghĩa vụ độc lập bằng cách thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn điều này được thỏa thuận bỏi một văn bản quan trọng và cần thiết. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Quy định về thoả thuận tài sản sau ly hôn

Theo các quy định của luật định ta có thể suy ra được thoả thuận tài sản sau ly hôn có thể là:

  • Thoả thuận tài sản theo hình thức thuận tình ly hôn;
  • Thoả thuận tài sản theo hình đơn phương ly hôn;
  • Thoả thuận tài sản theo bản án, quyết định của Toà án.

Việc thoả thuận này bao gồm tài sản chung và tài sản riêng, tài sản đã chia theo quy định pháp luật.

Nguyên tắc để thoả thuận phân chia tài sản ly hôn tại Bắc Ninh

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

6. Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.”

Cũng theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về giải quyết thoả thuận tài sản sau ly hôn như sau:

– Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

– Khi chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án phải xác định vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba hay không để đưa người thứ ba vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ về tài sản với người thứ ba mà họ có yêu cầu giải quyết thì Tòa án phải giải quyết khi chia tài sản chung của vợ chồng. Trường hợp vợ chồng có nghĩa vụ với người thứ ba mà người thứ ba không yêu cầu giải quyết thì Tòa án hướng dẫn họ để giải quyết bằng vụ án khác.

– Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

  • “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.
  • “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.
  • “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Quy trình thực hiện thủ tục thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Bắc Ninh

Dịch vụ tư vấn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Bắc Ninh
Minh hoa: NguyÅn NgÍc Thu§n

Hồ sơ của thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Bắc Ninh

căn cứ theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thuận tình ly hôn như sau:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

Như vậy, cả hai vợ chồng bạn được xem là thuận tình ly hôn khi hai bên thật sư tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về vấn nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Về thủ tục thuận tình ly hôn bao gồm:

Thứ nhất, chuẩn bị hồ sơ thuận tình ly hôn gồm có:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);

– Chứng minh nhân dân của vợ chồng (Bản sao có chứng thực);

– Giấy khai sinh của các con (Bản sao có chứng thực);

– Sổ hộ khẩu gia đình (Bản sao có chứng thực);

– Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn theo mẫu.

Hồ sơ thuận tình ly hôn được nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi làm việc của một trong hai bên.

Lưu ý nơi cư trú ở đây hoàn toàn có thể là nơi chị có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú. Việc nộp hồ sơ này hoàn toàn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc hoàn toàn có thể gửi qua đường bưu điện.

Mẫu đơn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn

Thủ tục thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Bắc Ninh

Căn cứ nội dung tại khoản 2 điều 59 Luật hôn nhân năm 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ chồng, cụ thể tài sản của vợ chồng khi ly hôn sẽ được chia đôi dựa trên công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận được với nhau về tài sản sẽ được phân chia theo thỏa thuận của vợ chồng

– Đối với tài sản là bất động sản

Trong trường hợp vợ chồng chị có 2 mảnh đất, anh chị cần lập một “ Biên bản thỏa thuận về việc phân loại tài sản chung của vợ chồng ”. Việc lập biên bản này hoàn toàn có thể triển khai ở Ủy Ban Nhân Dân xã / phường hoặc những tổ chức triển khai hành nghề công chứng. Khi lập biên bản thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn, anh chị cần chuẩn bị sẵn sàng những sách vở sau:

+ Chứng minh thư và sổ hộ khẩu ( bản chính )

+ Giấy ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất của 01 căn nhà và 02 mảnh đất.

– Đối với tài sản là động sản

Việc thỏa thuận phân loại tài sản là bất động sản của vợ chồng cũng giống với việc phân loại tài sản là bất động sản. Việc thỏa thuận này cũng nên thực thi ở Ủy Ban Nhân Dân xã / phường hoặc phòng công chứng. Khi làm thủ tục này anh chị cần có những sách vở bản chính của những tài sản là động sản đó để hoàn toàn có thể công chứng, xác nhận được thỏa thuận.

Thời điểm được yêu cầu chia tài sản khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Căn cứ quy định trên, có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;

– Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Ngoài ra, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó, việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.

Dịch vụ tư vấn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ dịch vụ thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ tư vấn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ tư vấn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ tư vấn thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thỏa thuận chia tài sản khi ly hôn tại Bắc Ninh” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật Tranh chấp thừa kế đất … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Sống chung với gia đình chồng, chia tài sản vợ, chồng thế nào?

Hiện nay, không hiếm trường hợp vợ, chồng sống cùng gia đình nhà chồng hoặc gia đình nhà vợ. Khi đó, nếu muốn ly hôn và phân chia tài sản chung vợ chồng thì tài sản sẽ phải thực hiện thế nào?
Biết được thực tế đó, Điều 61 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã hướng dẫn cách chia tài sản trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình. Cụ thể:
– Không xác định được tài sản vợ chồng và tài sản chung của gia đình: Căn cứ vào công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình để chia một phần tài sản cho vợ, chồng.
Việc chia tài sản này sẽ do vợ, chồng thỏa thuận với gia đình. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Xác định tài sản vợ chồng trong tài sản chung gia đình: Căn cứ vào phần tài sản đã xác định của vợ, chồng trong tài sản chung để chia đôi có căn cứ vào các yếu tố: Công sức đóng góp, lỗi của các bên…

Có được đòi chia tài sản khi đã ly hôn nhiều năm?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016, vợ, chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có phân chia tài sản chung vợ, chồng.
Nếu không thỏa thuận được và có yêu cầu gửi Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận hay theo luật định.
Do đó, việc phân chia tài sản chung vợ chồng là quyền của hai người. Hai người có thể thực hiện theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết. Do đó, nếu có yêu cầu, dù là khi đã ly hôn nhiều năm thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa án ly hôn.

Vợ có được chia tài sản chung do chồng đứng tên sau khi ly hôn không ?

”Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy, người vợ cần chứng minh các tài sản đó được tạo lập trong thời kỳ hôn từ công sức của cả hai vợ chồng không phải được hình thành từ tài sản riêng của người chồng. Việc đứng tên trên các tài sản chung của gia đình không là căn cứ xác lập quyền sở hữu tuyệt đối của người chồng đối với các tài sản chung. Khi ly hôn, người vợ có thể yêu cầu tòa án chia các tài sản chung do người chồng đứng tên cùng những chứng cứ chứng minh đó là tài sản chung vợ, chồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời