Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại tại Bắc Ninh giá rẻ năm 2022

Ngày nay, do tính chất của việc học hành và công việc nên nhiều người dân phải rời quê để di dời sống đến những thành phố khác để sinh sống. Chính vì vậy, khi sinh sống ở một nơi xa lạ họ phải thuê nhà ở để có nơi đi lại và ăn ở. Hiểu được điều đó, Nhà nước đã ra những quy định để điều chỉnh hợp đồng thuê nhà ở thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cả bên cho thuê lẫn bên đi thuê nhà. Hợp đồng cho thuê nhà ở thương mại là một trong những văn bản ràng buộc pháp lý thể hiện ý chí, sự thỏa thuận giữa người đi thuê nhà và người cho thuê nhà về giá thuê nhà, thời hạn thanh toán tiền thuê nhà, nghĩa vụ cải tạo, sửa sang nhà ở… cũng như các vấn đề khác xoay quanh đến việc cho thuê nhà do hai bên tự thỏa thuận trong hợp đồng thuê nhà. Hãy tham khảo “Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở 2014
  • Bộ luật dân sự 2015

Khái niệm về thuê nhà ở thương mại

Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

4. Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường”

Những đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê nhà ở thương mại

Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại tại Bắc Ninh giá rẻ năm 2022
Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại tại Bắc Ninh giá rẻ năm 2022
  • Hợp đồng thuê nhà ở hợp đồng song vụ
  • Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng có đền bù
  • Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng tài sản

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở thương mại

Điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

Theo quy định tại Điều 131 Luật hà ở 2014 đã quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở như sau:

“Điều 131. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở

1. Trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 84 của Luật này.

2. Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở được thực hiện khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Hợp đồng thuê nhà ở hết hạn; trường hợp trong hợp đồng không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà ở thông báo cho bên thuê nhà ở biết việc chấm dứt hợp đồng;

b) Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;

c) Nhà ở cho thuê không còn;

d) Bên thuê nhà ở chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;

đ) Nhà ở cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ hoặc thuộc khu vực đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa nhà ở hoặc có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nhà ở cho thuê thuộc diện bị Nhà nước trưng mua, trưng dụng để sử dụng vào các mục đích khác.

Bên cho thuê phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

e) Chấm dứt theo quy định tại Điều 132 của Luật này.”

Muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà, tuy nhiên theo quy định tại Khoản 3 Điều 132 Luật Nhà ở thì trường hợp của bạn không đáp ứng điều kiện. Cụ thể:

“Điều 132. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở

3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi bên cho thuê nhà ở có một trong các hành vi sau đây:

a) Không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;

b) Tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận;

c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.”

Quyền – nghĩa vụ giữa các bên thuê nhà ở thương mại

Quyền của bên cho thuê mua nhà ở thương mại

– Yêu cầu bên thuê mua nhận nhà, công trình xây dựng theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Yêu cầu bên thuê mua thanh toán tiền thuê mua theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.

– Yêu cầu bên thuê mua phối hợp thực hiện các thủ tục thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Yêu cầu bên thuê mua bồi thường thiệt hại do lỗi của bên thuê mua gây ra.

– Được bảo lưu quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng khi bên thuê mua chưa thanh toán đủ tiền thuê mua.

– Yêu cầu bên thuê mua bảo quản, sử dụng nhà, công trình xây dựng trong thời hạn thuê mua theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Nghĩa vụ của bên cho thuê mua nhà ở thương mại

– Thông báo cho bên thuê mua các hạn chế về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng (nếu có).

– Thực hiện thủ tục thuê mua nhà, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

– Bảo quản nhà, công trình xây dựng đã cho thuê mua trong thời gian chưa bàn giao cho bên thuê mua. Bảo trì, sửa chữa nhà, công trình xây dựng theo định kỳ hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Giao nhà, công trình xây dựng và hồ sơ có liên quan cho bên thuê mua theo đúng tiến độ, chất lượng và các điều kiện khác đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và giao cho bên thuê mua khi kết thúc thời hạn thuê mua, trừ trường hợp bên thuê mua có văn bản đề nghị được tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.

– Bảo hành nhà, công trình xây dựng theo quy định tại Điều 20 của Luật này.

– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

– Tạo điều kiện cho bên thuê mua chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng.

Quyền của bên thuê mua nhà

– Yêu cầu bên cho thuê mua cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về nhà, công trình xây dựng.

– Yêu cầu bên cho thuê mua giao nhà, công trình xây dựng và hồ sơ liên quan theo thỏa thuận trong hợp đồng; làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi kết thúc thời hạn thuê mua.

– Được cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà, công trình xây dựng; được chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng.

– Yêu cầu bên cho thuê mua sửa chữa hư hỏng của nhà, công trình xây dựng trong thời hạn thuê mua mà không phải do lỗi của mình gây ra.

– Yêu cầu bên cho thuê mua bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cho thuê mua gây ra.

– Có quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng kể từ thời điểm đã thanh toán đủ tiền cho bên cho thuê mua.

Nghĩa vụ của bên thuê mua nhà ở thương mại

– Bảo quản, sử dụng nhà, công trình xây dựng đúng mục đích theo thỏa thuận trong hợp đồng.

– Thanh toán tiền thuê mua theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.

– Phối hợp với bên cho thuê mua thực hiện các thủ tục thuê mua trong thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

– Không được thay đổi, cải tạo, phá dỡ nhà, công trình xây dựng nếu không có sự đồng ý của bên cho thuê mua.

– Sửa chữa hư hỏng của nhà, công trình xây dựng do lỗi của mình gây ra trong thời hạn thuê mua.

– Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Thông báo cho bên cho thuê mua về việc cho thuê lại một phần hoặc toàn bộ nhà, công trình xây dựng; việc chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng.

Vấn đề đặt cọc khi thuê nhà ở thương mại

– Đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc đá quý, kim khí quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

– Trường hợp hợp đồng thuê nhà ở được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc này phải được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện các nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc này từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc đó thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thuê thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương với phần giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Đồng thời căn cứ theo Điều 121 Luật nhà ở năm 2014 quy định về hợp đồng cho thuê nhà ở phải bao gồm các nội dung như: Họ và tên của cá nhân, tổ chức và địa chỉ của các bên; Mô tả các đặc điểm của nhà giao dịch và đặc điểm của mảnh đất ở gắn với nhà ở đó; Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;….

“Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7. Cam kết của các bên;

8. Các thỏa thuận khác;

9. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10. Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11. Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.”

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, đặt cọc tiền thuê nhà không phải là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thuê nhà. Người thuê và người cho thuê có không quyền thỏa thuận hoặc thỏa thuận về đặt cọc trong hợp đồng. Theo đó việc đặt cọc chỉ nhằm đảm bảo các bên trong hợp đồng phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Những lưu ý khi viết hợp đồng thuê nhà ở thương mại

Dưới đây là một vài lưu ý đối với người chủ cho thuê nhà và người thuê nhà khi ký kết hợp đồng thuê nhà trọ (hoặc hợp đồng cho thuê nhà ở):

1. Viết đầy đủ, chính xác các nội dung chính của hợp đồng

2. Không tẩy xóa, sửa chữa trong hợp đồng thuê nhà ở

3. Các thông tin về giá cả cần được ghi đồng thời cả bằng chữ và bằng số để tránh trường hợp sửa chữa

4. Người ký phải là người có tư cách pháp nhân đối với tài sản cho thuê

5. Hợp đồng thuê nhà được thành lập dựa trên sự tự nguyện nguyện của các bên tham gia.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ “Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại tại Bắc Ninh” của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ đăng ký ly hôn nhanh của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn “Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại tại Bắc Ninh” của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ đăng ký ly hôn. Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề Dịch vụ hợp đồng thuê nhà ở thương mại tại Bắc Ninh của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về thu hồi bồi thường đất, Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất, Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Hợp đồng cung cấp dữ liệu đất đai…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất.

Liên hệ Hotline: : 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà đúng luật sẽ như thế nào?

Hợp đồng cho thuê nhà được chấm dứt trong nhiều trường hợp. Cụ thể các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà được theo quy định tại Điều 131 Luật nhà ở năm 2014 như sau:
Các trường hợp chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở theo quy định của pháp luật.
– Chấm dứt hợp đồng thuê nhà được thực hiện khi có một trong những trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 84 Luật Nhà ở năm 2014 trong trường hợp thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
– Trường hợp thuê nhà ở không thuộc sở hữu của nhà nước thì việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
1. Hết hạn hợp đồng thuê nhà; hoặc sau 90 ngày, kể từ ngày bên cho thuê nhà thông báo cho bên thuê nhà biết việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu trong hợp đồng đó không xác định thời hạn thì hợp đồng chấm dứt;
2. Bên thuê nhà chết hoặc có tuyên bố mất tích của Tòa án mà khi chết, mất tích không có ai đang cùng chung sống;
3. Nhà cho thuê bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, có quyết định thu hồi đất, giải tỏa…
4. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng;
5. Nhà cho thuê không còn;
6. Bên cho thuê nhà phải thông báo bằng văn bản cho bên thuê biết trước 30 ngày về việc chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở quy định tại điểm này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
7. Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà theo quy định tại Điều 132 của Luật này.

Có cần công chứng khi thuê nhà ở thương mại không?

Hợp đồng thuê nhà để ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được căn cứ thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, Luật Nhà ở năm 2014 và quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan.
Theo đó Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về các điều kiện để một giao dịch dân sự có hiệu lực như sau:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực từ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự phù hợp với các giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia các giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp pháp luật có quy định.
Bộ Luật dân sự năm 2015 không quy định về việc công chứng, chứng thực hợp đồng thuê nhà nhưng đối chiếu với quy định tại Khoản 2 Điều 122 của Luật nhà ở năm 2014, quy định:
“Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở phục vụ tái định cư; nhà ở xã hội, góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho mượn, cho thuê , cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải chứng thực, công chứng hợp đồng, trừ trường hợp mà các bên có nhu cầu.”
Như vậy, hợp đồng thuê nhà cho dù với thời gian thuê bao lâu, mục đích thuê như nào, giá trị hợp đồng là bao nhiêu… cũng không bắt buộc phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thuê nhà trừ trường hợp hai bên muốn công chứng hợp đồng thuê nhà.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời