Làm bao nhiêu lâu mới được nghỉ phép năm quy định mới

Quy định về số ngày nghỉ phép năm hay nghỉ hàng năm là chế độ Nhà nước đã dành riêng cho người lao động, được thể hiện rất rõ trong những điều luật tại Bộ Luật lao động 2019. Theo đó, người lao động được đảm bảo lợi ích về số ngày nghỉ phép của mình khi làm việc tại những doanh nghiệp không những vậy mà còn được hưởng lương theo quy định của pháp luật. Hãy tham khảo “Làm bao nhiêu lâu mới được nghỉ phép năm” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Điều kiện để được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng trong năm sẽ được nghỉ phép năm với số ngày như sau:

Theo đó, tùy vào công việc và đối tượng người lao động mà khi làm đủ năm, người lao động sẽ được giải quyết nghỉ từ 12 – 16 ngày.

Tuy nhiên, nếu đã có nhiều năm làm việc cho một doanh nghiệp, người lao động còn được tính hưởng phép năm theo thâm niên.

Cụ thể Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:

“Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

Theo đó, để được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên, người lao động phải làm việc cho 01 người sử dụng lao động từ đủ 05 năm trở lên. Cứ đủ 05 năm làm việc, người lao động sẽ nghỉ thêm 01 ngày phép.

Làm bao nhiêu lâu mới được nghỉ phép năm?

Làm bao nhiêu lâu mới được nghỉ phép năm quy định mới
Làm bao nhiêu lâu mới được nghỉ phép năm quy định mới

Căn cứ Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ hằng năm như sau:

“Điều 113. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”

Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường hợp của bạn là người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ phép hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Cách tính số ngày nghỉ hằng năm

Cách tính ngày nghỉ phép có một số trường hợp đặc biệt. Căn cứ theo Điều 66, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động 2019, cách tính như sau:

“Điều 66. Nguyên tắc thương lượng tập thể

Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.”

– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.

Công thức tính số ngày phép năm như sau:

Số ngày phép = [( Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm + Số ngày phép thâm niên (nếu có))/ 12] x Số tháng làm việc thực tế

– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.

– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

Trường hợp nghỉ phép được hưởng nguyên lương

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.”

Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.

So với Bộ luật Lao động 2012 đang được áp dụng, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.

Theo quy định hiện nay, con nuôi hợp pháp có quyền và nghĩa vụ tương đương với con đẻ. Do đó, việc bổ sung các trường hợp này là thực sự cần thiết.

Như vậy, theo Bộ luật Lao động mới, người lao động sẽ có thêm nhiều trường hợp được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương.

Trường hợp người lao động nghỉ không được hưởng lương

Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động 2012, Bộ luật Lao động năm 2019 tiếp tục quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:

– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;

– Anh, chị, em ruột chết;

– Cha hoặc mẹ kết hôn;

– Anh, chị, em ruột kết hôn.

Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.

Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.

Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Làm bao nhiêu lâu mới được nghỉ phép năm” Luật sư Bắc Ninh tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Trích lục đăng ký kết hôn ở đâu… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư Bắc Ninh thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp

Thời điểm tính 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày phép là khi nào?

Theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019, người lao động cứ có đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì được cộng thêm tương ứng 01 ngày phép năm vào tổng số ngày phép được hưởng.
Như vậy, thời điểm được cộng thêm ngày phép năm theo thâm niên sẽ được tính ngay khi người lao động làm việc đủ 05 năm, đủ 10 năm, đủ 15 năm,… cho một người sử dụng lao động.
Cụ thể, khi làm việc đủ 05 năm cho một doanh nghiệp thì từ năm thứ 06 đến năm thứ 10 làm việc tại đó, người lao động sẽ được cộng thêm 01 ngày phép/năm. Làm việc từ năm thứ 10 đến hết năm thứ 15, người lao động được cộng thêm 02 ngày phép/năm. Làm việc từ năm thứ 16 đến hết năm thứ 20, người lao động sẽ được cộng thêm 03 ngày phép/năm…
Ví dụ chị A vào làm cho công ty X từ ngày 01/3/2021 với điều kiện làm việc bình thường.
Trong 05 năm đầu tiên (từ 01/3/2021 – hết 28/2/2026), mỗi một năm làm đủ 12 tháng, chị A được nghỉ 12 ngày làm việc hưởng nguyên lương.
Trong thời gian từ năm thứ 06 đến năm thứ 10 (từ ngày 01/3/2026 – hết 28/2/2031), mỗi năm làm đủ 12 tháng, chị A được nghỉ 13 ngày làm việc hưởng nguyên lương.
Trong thời gian từ năm thứ 11 đến năm thứ 15 (từ ngày 01/3/2031 – hết 29/2/2036), mỗi năm làm đủ 12 tháng, chị A được nghỉ 14 ngày làm việc hưởng nguyên lương.
Lưu ý: Thời gian thời gian làm việc tính hưởng phép năm được tính cho cả thời gian người lao động thử việc (theo khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).

Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ phép năm như thế nào?

Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm được quy định như sau:
– Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ phép năm.
(Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112;… là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc).
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
(Tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
+ Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;
+ Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời