Chuyển nhượng nhãn hiệu tại Bắc Ninh năm 2022

Nhãn hiệu là tài sản trí tuệ của một công ty khi công ty đó đã đăng ký với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ được pháp luật bảo hộ cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ. Trong quá trình hoạt động và tạo lập thương hiệu của một doanh nghiệp có thể vì một lý do nào đó chủ sở hữu nhãn hiệu muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của chính họ cho một công ty doanh nghiệp khác. Chuyển nhượng nhãn hiệu được cho là thủ tục hành chính được thực hiện ở Cục sở hữu trí tuệ để chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ đế với chủ sở hữu mới. Hãy tham khảo “Chuyển nhượng nhãn hiệu tại Bắc Ninh” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp luật

  • Luật Sở hữu trí tuệ 2005

Điều kiện đối với việc chuyển nhượng nhãn hiệu

Theo Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ thì điều kiện chuyển nhượng nhãn hộ được quy định như sau:

“Điều 139. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

2. Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

3. Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

4. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

5. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.”

Nội dung hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng tại Bắc Ninh

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên mà trong đó chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận chuyển nhượng.

Thời điểm hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, bên nhận chuyển nhượng sẽ chính thức trở thành chủ sở hữu của nhãn hiệu đó.

Nội dung chính của hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

– Số văn bằng nhãn hiệu chuyển nhượng

– Căn cứ chuyển nhượng

– Giá chuyển nhượng

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng

Ngoài những nội dung cơ bản được đề cập trên đây, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác nhưng không trái với quy định của pháp luật.

Hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong Điều 148 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

“Điều 148. Hiệu lực của hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

1. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

2. Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật này, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.

4. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.”

Theo quy định trên hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu) chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu

– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu (theo mẫu);

– Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng chuyển nhượng;

– Bản gốc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu);

– Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí;

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)

Thủ tục chuyển nhượng hợp đồng tại Bắc Ninh

Chuyển nhượng nhãn hiệu quy định 2022
Chuyển nhượng nhãn hiệu quy định 2022

Bước 1: Hai bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng

Hai bên nhận và chuyển sẽ thỏa thuận về việc ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu trước khi soạn thảo và ký kết hợp đồng

Bước 2: Nộp hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Bên chuyển nhượng nộp một bộ hồ sơ theo các đầu mục được liệt kê như trên, đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục SHTT

Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ:

– Ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức.

– Tiến hành ghi nhận và văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới, ghi nhận việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu và Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

– Cuối cùng là công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký quyết định.

Trường hợp hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu còn thiếu sót Cục Sở hữu trí tuệ thực hiện các thủ tục sau đây:

– Ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, trong đó nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối về dự định từ chối đăng ký hợp đồng; và:

– Ra quyết định từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc có sửa chữa thiếu sót nhưng không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

Cục sở hữu trí tuệ sẽ ghi nhận thông tin chủ sở hữu mới trên giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho chủ sở hữu mới

Chi phí (lệ phí) chuyển nhượng tại Bắc Ninh

Người nộp đơn hoặc đại diện theo ủy quyền của chủ đơn cần thực hiện đóng đầy đủ các khoản phí, lệ phí theo Quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC như sau:

– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 VNĐ

– Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 VNĐ

– Phí công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp: 120.000 VNĐ

– Phí đăng bạ quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền Sở hữu công nghiệp: 120.000 VNĐ

Trường hợp yêu cầu chuyển nhượng đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, đơn đăng ký nhãn hiệu phải được thẩm định lại và công bố nội dung chuyển nhượng. Người nộp đơn phải nộp phí thẩm định đơn là 550.000VNĐ đối với 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và phí công bố là 120.000VNĐ với 01 đơn yêu cầu chuyển nhượng.

Trên đây là chi phí nhà nước áp dụng cho hồ sơ đăng ký chuyển nhượng 01 văn bằng bảo hộ cần nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Chi phí trên chưa bao gồm phí dịch vụ trong trường hợp hồ sơ được nộp thông qua tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu của Luật sư Bắc Ninh

Ưu điểm từ dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu của Luật sư Bắc Ninh mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2. Sử dụng dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu của Luật sư Bắc Ninh sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Tại sao nên chọn dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu của Luật sư Bắc Ninh

Dịch vụ chính xác, nhanh gọn: Khi sử dụng dịch vụ chuyển nhượng nhãn hiệu. Luật sư Bắc Ninh sẽ thực hiện nhanh chóng có kết quả quý khách hàng sẽ thực hiện các công việc của mình nhanh hơn.

Đúng thời hạn: Với phương châm “đưa Luật sư đến ngay tầm tay bạn“; chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư Bắc Ninh có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mức giá chúng tôi đưa ra đảm bảo khiến khách hàng hài lòng

Bảo mật thông tin khách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư Bắc Ninh sẽ bảo mật 100%.

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Chuyển nhượng nhãn hiệu” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ kết hôn với người Hàn Quốc… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu gồm những ai?

– Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ;
– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
– Chủ sở hữu chỉ được chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó;

Kết quả đăng ký chuyển nhượng như thế nào?

– Quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
– Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Cần lưu ý gì khi chuyển nhượng hiệu?

– Nhãn hiệu chuyển nhượng không được trùng hay tương tự với các nhãn hiệu còn lại của bên chuyển nhượng. Nếu có, cần phải chuyển nhượng toàn bộ các nhãn hiệu trùng/ tương tự với nhau để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu
– Nhãn hiệu chuyển nhượng không được trùng hay tương tự với tên Thương mại của bên chuyển nhượng, để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời