Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động diễn ra như thế nào?

Các quy định cụ thể và thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động khác nhau tùy thuộc vào loại hợp đồng, thời hạn, nguyên nhân chấm dứt và quy định của pháp luật lao động. Việc chấm dứt hợp đồng lao động nên tuân thủ các quy định của Luật lao động và các văn bản hướng dẫn liên quan, và cần thực hiện các thủ tục thông báo, giải quyết các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan. Bạn đọc có thể tìm hiểu về thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động trong bài viết dưới đây của Luật sư Bắc Ninh nhé!

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định

Chấm dứt hợp đồng lao động là một quy trình quan trọng trong lĩnh vực lao động, và nó được quy định cụ thể trong pháp luật lao động của Việt Nam. Việc chấm dứt hợp đồng lao động đòi hỏi sự tuân thủ quy định pháp luật và các thủ tục cần thiết để đảm bảo tính hợp pháp và tránh tranh chấp giữa các bên.

Căn cứ theo Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 có 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động trong đó có 6 trường hợp do người lao động đơn phương chấm dứt, 5 trường hợp do người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt và 2 trường hợp do hai bên thỏa thuận hoặc do điều kiện khách quan cụ thể như sau:

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động
  • Người lao động (NLĐ) hết hạn HĐLĐ, trừ trường hợp NLĐ là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện cho người lao động (theo Khoản 4, Điều 177).
  • NLĐ đã hoàn thành công việc theo HĐLĐ.
  • Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động giữa hai bên.
  • NLĐ bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại Khoản 5, Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • NLĐ là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • NLĐ chết hoặc bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động (NSDLĐ) là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. NSDLĐ không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc UBND cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
  • NSDLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định.
  • NSDLĐ cho người lao động thôi việc theo quy định.
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Quy trình chấm dứt hợp đồng lao động có thể thay đổi tùy thuộc vào các yêu cầu cụ thể của từng ngành nghề và hợp đồng. Việc tuân thủ quy định pháp luật và thực hiện đúng các thủ tục chấm dứt là rất quan trọng để tránh tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Trong quá trình chấm dứt hợp đồng lao động, nếu có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra, các bên có thể tham gia các quy trình giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động
Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Từ ngày 01/01/2021, Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 sẽ chính thức có hiệu lực. Cụ thể, người lao động có thể chấm dứt hợp đồng theo một trong các cách sau:

Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ với người sử dụng lao động

Do hợp đồng lao động được ký kết trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nên pháp luật cũng tôn trọng quyền của các bên trong việc chấm dứt hợp đồng.

Căn cứ khoản 3 Điều 34 BLLĐ năm 2019, người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền thỏa thuận về việc chấm dứt hợp đồng lao động. Đây được xem là phương án “đẹp lòng” cả đôi bên. Nếu hai bên thống nhất được với nhau về việc chấm dứt hợp đồng thì đó là cách tốt nhất.

Theo cách này, người lao động vừa có thể chấm dứt hợp đồng theo đúng ý muốn, vừa đảm bảo được các quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời người sử dụng lao động cũng vui vẻ với sự ra đi này của người lao động.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Nếu không tìm được tiếng nói chung với người sử dụng lao động, người lao động có thể chọn cách đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho mình, người lao động cần tuân thủ các quy định về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp được quy định tại Điều 35 BLLĐ năm 2019:

  • Người lao động có thể nghỉ việc ngay mà không cần báo trước trong một số trường hợp:

Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau:

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận, trừ trường hợp khác;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng hạn, trừ trường hợp khác;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
  • Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc vì công việc có ảnh hưởng xấu tới thai nhi;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên, người lao động có thể nghỉ việc ngay mà không cần báo trước cho người sử dụng lao động biết. Đây là quy định hoàn toàn mới của BLLĐ 2019, trong khi, BLLĐ năm 2012 luôn yêu người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải đảm bảo thời gian báo trước.

  • Không thuộc trường hợp trên, người lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước

Theo khoản 1 Điều 35 BLLĐ 2019, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho ít nhất:

  • Ít nhất 45 ngày với HĐLĐ không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày với HĐLĐ có thời hạn từ 12 – 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc với HĐLĐ dưới 12 tháng.

Với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước sẽ thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Với quy định này, người lao động chỉ cần báo trước cho người sử dụng lao động theo thời gian nêu trên là đã đảm bảo đủ điều kiện để đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp. Có nhiều cách để người lao động có thể thông báo đến người sử dụng lao động về việc nghỉ làm đó là trực tiếp bằng lời nói, viết đơn xin nghỉ việc, email xin nghỉ việc,…

Như vậy, với BLLĐ năm 2019, dù ký loại HĐLĐ nào thì người lao động không cần lý do chính đáng cũng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu đã báo trước đúng thời hạn.

Trong khi đó, theo Điều 37 BLLĐ 2012, chỉ có người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn mới được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do nêu tại khoản 1 như: Không được bố trí theo đúng công việc, không được trả lương đầy đủ, bị ngược đãi, quấy rối tình dục

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư Bắc Ninh đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động”. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng về các vấn đề pháp lý như hợp thức hóa lãnh sự.

Câu hỏi thường gặp

Hậu quả pháp lý khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không thực hiện đúng thời gian báo trước

Theo quy định tại Điều 40, Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật (tức không báo trước đúng thời hạn nêu trên) người lao động sẽ phải chịu những hậu quả như sau:
Không được hưởng trợ cấp thôi việc.
Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo (nếu có).

Thời gian báo trước khi người lao động muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: báo trước ít nhất 45 ngày;
Hợp đồng lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng: báo trước ít nhất 30 ngày;
Hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng: ít nhất 03 ngày;
Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles