Giao kết hợp đồng lao động với người 15 tuổi theo quy định 2023

Theo quy đinh pháp luật hiện nay, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập và thực hiện giao dịch dân sự, trừ một số loại giao dịch dân sự có liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo đúng với quy định của luật mà Nhà nưỡ đề ra phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Vậy khi tuyển người lao động đủ 15 tuổi vào làm việc thì người sử dụng lao động có phải ký kết hợp đồng lao động hay không? Hiện nay, do hoàn cảnh tùy từng người nên độ tuổi chưa thành niên dưới 18 tuổi có nhu cầu đi tìm việc làm ngày càng tăng cao hơn. Để bảo bảo được quyền và lợi ích của người chưa thành niên, trong Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định rất chặt chẽ về điều kiện cũng như nguyên tắc kí kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giao kết hợp đồng lao động với người 15 tuổi” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Khái niệm về hợp đồng lao động

Căn cứ Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đông lao động như sau:

“Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”

Hình thức của hợp đồng lao động.

Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 hình thức hợp đông lao động được quy định như sau:

“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”

Giao kết hợp đồng lao động với người 15 tuổi

Giao kết hợp đồng lao động với người 15 tuổi theo quy định 2023
Giao kết hợp đồng lao động với người 15 tuổi theo quy định 2023

Căn cứ Khoản 4 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019; người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động được quy định như sau:

“Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.”

Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

Căn cứ Điều 144 Bộ luật Lao động 2019, quy định về sử dụng lao động chưa thành niên như sau:

“Điều 144. Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.

2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.

3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”

Mẫu hợp đồng lao động với người 15 tuổi

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giao kết hợp đồng lao động với người 15 tuổi hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật Tra cứu quy hoạch đất … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Có được ký hợp đồng lao động với người dưới 15 tuổi không?

Căn cứ tại Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:
* Về phía bên người sử dụng lao động:
Về phía bên người sử dụng lao động, thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động thuộc những đối tượng sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật
– Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật
– Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật
– Cá nhân trực tiếp có nhu cầu sử dụng lao động.
* Về phía người lao động:
Về phía người lao động, thẩm quyền kí kết trong hợp đồng lao động cũng căn cứ dựa trên độ tuổi lao động, bao gồm:
– Người lao động có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên
– Trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nhưng phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó
– Trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó
– Theo nhóm lao động, người được ủy quyền ký kết hợp đồng lao động nếu như có sự ủy quyền của những người khác trong nhóm
Lưu ý: Người được ủy quyền giao kết hợp đồng sẽ không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng
Như vậy, căn cứ theo quy định trên về thẩm quyền giao kết hợp đồng từ phía bên người lao động thì với người dưới 15 tuổi có quyền kí kết hợp đồng lao động nếu như có người đại diện hợp pháp theo pháp luật của người đó cùng ký vào hợp đồng lao động đó. Bởi người dưới 15 tuổi là người chưa thành niên. Theo đó người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi là chính cha, mẹ của người đó.

Những công việc nào người đủ 13-15 tuổi được làm?

Trước tiên, những công việc được sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ Luật lao động. Tiếp nữa là những nghề truyền thống như chấm men gốm, cưa vỏ trai, vẽ tranh sơn mài, làm giấy dó, nón lá, se nhang, chấm nón, dệt chiếu, làm trống, dệt thổ cẩm, làm bún gạo, làm giá đỗ, làm bánh đa (miến), làm bánh đa Kế. Bên cạnh đó, các nghề thủ công mỹ nghệ như thêu ren, mộc mỹ nghệ, làm lược sừng, đan lưới vó, làm tranh Đông Hồ, nặn tò he.
Thêm nữa, những ngành như nuôi tằm, gói kẹo dừa, làm đồ gia dụng, thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên những người đủ 13-15 tuổi cũng được làm. 
Dự thảo cũng yêu, người sử dụng lao động rà soát các công việc đang sử dụng người từ 13-15 tuổi theo danh mục trên và tuân thủ quy định về sử dụng người lao động trong độ tuổi này theo Bộ Luật lao động.
Đặc biệt, khi tuyển dụng người từ 13-15 tuổi làm việc lần đầu, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản đến Sở Lao động tỉnh, thành phố trong vòng 30 ngày tính từ khi nhận vào làm việc.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gi khi sử dụng người lao động 15 tuổi?

Căn cứ theo Điều 144 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc sử dụng người lao động chưa thành niên như sau:
“1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.”
Trường hợp người lao động không lập sổ theo dõi riêng, lập sổ mà không ghi rõ ràng hoặc không xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 1 ,Điều 29, Nghị định 12/2022/NĐ-CP
Như vậy. người sử dụng lao động được quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động 15 tuổi, tùy theo từng nhóm tuổi thì phải đáp ứng từng điều kiện để có thể ký kết hợp đồng đúng quy định pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời