Quy định về hành vi đốt pháo theo Nghị định 144

Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành vào ngày 31/12/2021 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Nội dung được quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP về chế tài xử phạt về nhiều hành vi vi phạm hành chính trong đó có các lĩnh vực an ninh, trật tự; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và nhiều hành vi vi phạm khác nữa. Cũng trong Nghị định này có quy định về hành vi đốt pháo trái phép cụ thể. Đốt pháo vào các dịp lễ, tết, khai trương… đây là một thói quen đã được hình thành từ xa xưa biểu trung cho sự may mắn. Đã có giai đoạn cơ quan Nhà nước đã phải để cho người dân sử dụng pháo một cách tự do quá đà, cũng chính việc để người dân mua bán và đốt pháo một cách tự do, vô kỷ luật, sử dụng tràn lan đã dẫn đến nhiều hệ lụy khá lớn điển hình là tình trạng buôn lậu pháo từ nước ngoài xâm nhập vào Việt Nam, tình trạng sử dụng trái phép vật liệu nổ để sản xuất pháo gây nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe, tài sản của chính người, cũng như tổ chức sản xuất, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hành vi đốt pháo theo Nghị định 144” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Phân loại các loại pháo

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, pháo được quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.”

Quy định xử phạt đối với hành vi đốt pháo theo Nghị định 144

Quy định về hành vi đốt pháo theo Nghị định 144
Quy định về hành vi đốt pháo theo Nghị định 144

Ngoài ra, tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng quy định mức phạt với các vi phạm về quản lý sử dụng pháo khác như sau:

“Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ

1. Tết Nguyên đán

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.

2. Giỗ Tổ Hùng Vương

a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.

3. Ngày Quốc khánh

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.

4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ

a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.

5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.

6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;

b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.

8. Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Cơ quan có thẩm quyền cho phép đốt pháo hoa

Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ như sau:

“Điều 12. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ

1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.

2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ, phải đề nghị bằng văn bản với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước 30 ngày. Nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”

Như vậy, thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ tầm cao vào dịp Tết Nguyên đán do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hành vi đốt pháo theo Nghị định 144” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật Tách sổ đỏ … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào được sử dụng pháo?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định người dân được phép đốt pháo hoa trong dịp lễ Tết khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Pháo hoa được mua của các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo đó, loại pháo hoa được người dân sử dụng trong dịp Tết là sản phẩn được chế tạo mà có các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc và không gây ra tiếng nổ.
Việc có gây ra tiếng nổ chính hay không là đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt pháo hoa người dân được phép sử dụng với loại pháo hoa nổ người dân không được phép đốt trong ngày Tết.
Hiện nay tại Việt Nam, người dân chỉ được mua pháo hoa duy nhất tại một địa điểm là Công ty TNHH 1 thành viên hoá chất 21 (hay còn gọi là nhà máy Z121) thông qua website https://21chemical.vn/ và các cửa hàng bán pháo hoa được phép kinh doanh.
Theo Quyết định 1044 ngày 11/01/2022 của công ty TNHH 1 thành viên hoá chất 21, các loại pháo hoa được bán bao gồm: Ống phun nước bạc ngoài trời, trong nhà; Ống phun hoa lửa cầm tay; Cây hoa lửa, xoay; thác nước bạc; pháo hoa con sò đổi màu; Pháo hoa giàn phun viên.
Đặc biệt, người mua khi muốn sử dụng pháo hóa thì phải cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ để cơ quan chức năng kiểm tra.

Chế tài xử lý đối với hành vi sản xuất, mua bán và đốt pháo trái phép?

ại Điều 5, Nghị định 137/2020 của Chính phủ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm gồm Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo. Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ. Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường…
Hành vi sử dụng pháo hoa nổ trái phép nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người sử dụng pháp hoa nổ trái pháp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ, mức phạt từ 05-10 triệu đồng.
Từ năm 2008 đã có Thông tư liên tịch số 06/2008 do Bộ Công an, Viện Kiển sát nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo, hành vi đốt pháo nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và tùy từng tính chất, mức độ, hành vi đối tượng phạm tội sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Nếu là hành vi “đốt pháo” tại nơi công cộng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015, hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù. Còn nếu “sản xuất, buôn bán” pháo thì sẽ bị xử lý về tội “Sản xuất, buôn bán hàng cấm” quy định tại Điều 190 Bộ luật Hình sự năm 2015, hình phạt lên đến 15 năm tù nếu sản xuất, buôn bán từ 120kg pháo nổ trở lên.
Để ngăn chặn tình trạng mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ, cần phải tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Bên cạnh đó, cần phải tuần tra kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới, kịp thời kiểm tra phát hiện và xử lý các hành vi vận chuyển, mua bán trái phép pháo nổ theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời