Các loại pháo hoa được phép sử dụng quy định mới

Hiện nay, việc bắn pháo hoa đã thành thông lệ mở đầu cho năm mới cũng nhằm để đảm bảo cho người dân có một năm mới may mắn, hạnh phúc, hơn thế nữa còn tạo không khí cho năm mới vui vẻ hơn. Nhưng những năm gần đây Nhà nước đã có quy định sát sao về vấn đề không tổ chức bắn pháo hoa trên toàn quốc giúp thực hiện những chính sách tiết kiệm ngân sách, dùng vào nhiều việc thiết yếu hơn của quốc gia. Cũng chính bỏi điều này, người dân khi họ muốn có không khí tết thì thường sẽ tự mua pháo về sử dụng tạo được nhiều niềm vui cho những người xung quanh, nhưng điều này cũng đã gây cho nhà nước nhiều áp lựac và đặt ra vấn đề lloạiphaos hoa mà người dâb được phép sử dụng, điều này thì cần căn cứ vào những quy định pháp luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư Bắc Ninh để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Các loại pháo hoa được phép sử dụng” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 137/2020/NĐ-CP
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Định nghĩa về pháo hoa

Theo Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo hoa quy định như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.”

Các loại pháo hoa được phép sử dụng

Các loại pháo hoa được phép sử dụng quy định mới
Các loại pháo hoa được phép sử dụng quy định

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng phải hoa như sau:

“Điều 17. Sử dụng pháo hoa

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.”

Như vậy, để được mua pháo hoa dịp Tết 2023 thì người dân có thể mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Hiện nay, Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng (Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21) là công ty duy nhất được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Do đó bạn có thể tìm mua pháo hoa của nhà máy Z121 tại các địa chỉ của nhà máy ở Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.

Dưới đây là danh sách các loại pháo hoa và giá bán theo công bố của Nhà máy Z121:

STTLoại pháo hoaĐặc điểmGiá bán
1Ống phun nước bạc ngoài trờiỐng phun nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. Hiệu ứng sáng cao khoảng 3m. 25.000 đồng/ống
2Ống phun nước bạc trong nhàỐng phun nước bạc trong nhà là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm sáng như một đài phun nước màu trắng bạc. 26.000 đồng/ống
3Ống phun hoa lửa cầm tayỐng phun hoa lửa cầm tay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra một chùm tia sáng như một bông hoa lửa màu trắng bạc.
Sản phẩm hầu như không có khói nên có thể sử dụng trong nhà.
32.000-33.000 đồng/túi có 05 ống
4Cây hoa lửaCây hoa lửa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi cháy tạo ra một chùm tia sáng hình bông hoa lửa.
Sản phẩm gồm 10 que pháo dài nhỏ. Bông pháo sáng mạnh, bung to, đẹp mắt. Hoàn toàn không có khói nên có thể sử dụng cả trong nhà và ngoài trời.
13.000 đồng/túi 10 cây
5Cánh hoa xoayCánh hoa xoay là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi hoạt động pháo tự động xoay và tạo ra vòng xoáy là những chùm tia sáng hình cánh hoa màu trắng bạc rất đẹp.55.000 đồng/bộ có 01 cái
6Thác nước bạcThác nước bạc là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ, khi hoạt động phun ra những chùm tia sáng màu trắng bạc như một thác nước đang chảy xuống. 450.000 đồng/dây
7Pháo hoa con sò đổi màuPháo hoa con sò đổi màu là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, sản phẩm quay và phun ra chùm tia sáng 8màu trắng bạc (hoặc có xen lẫn màu vàng), kết thúc chùm tia sáng thì chuyển màu ngọn lửa thành màu đỏ (xanh lơ, tím,…). 85.000 đồng/túi có 03 cái
8Pháo hoa giàn phun viênPháo hoa giàn phun viên là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, một chùm viên cháy có nhiều màu sắc (đỏ, xanh lục, xanh lơ, vàng,…) được phun lên không trung.308.000 đồng/giàn
9Pháo hoa giàn phun hoaPháo hoa giàn phun hoa là một loại pháo hoa không gây tiếng nổ. Khi phát hỏa, từng ống phóng lên tạo hiệu ứng thân bông hoa, khi lên hết tầm cao thì nở ra bông hoa với nhiều màu sắc khác nhau (xanh, đỏ, tím, vàng,…).330.000 đồng/giàn

Lưu ý khi sử dụng pháo hoa: Các loại pháo hoa trên được sử dụng trong các trường hợp sau: Lễ, hội, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, liên hoan, hội nghị, sự kiện,…

– Tránh cầm pháo quá gần vào người, tránh chạm vào quần áo và các vật dụng dễ cháy.

– Không sử dụng ở những nơi có chứa chất dễ gây cháy, nổ.

– Khi sản phẩm cháy hết, đợi sản phẩm không còn tàn lửa mới được bỏ vào thùng chứa rác.

– Bảo quản nơi khô thoáng, tránh xa tầm tay trẻ em.Để đảm bảo tính pháp lý, trên mỗi giàn pháo hoa đều in rõ chủng loại, số lô, địa chỉ sản xuất, hướng dẫn sử dụng. Người mua cũng được cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ để xuất trình cho các cơ quan chức năng kiểm tra.

Mức xử phạt hành chính đối với các hành vi đốt pháo

Căn cứ theo Điểm i Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;”

Ngoài ra, một số mức phạt về các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng pháo được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

– Phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ đối với hành vi lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng pháo hoa không còn giá trị sử dụng.

– Phạt tiền từ 2.000.000đ đến 5.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Chiếm đoạt, trao đổi, mua, bán, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại pháo;

+ Mất giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo;

+ Không báo cáo, báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo;

+ Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

+ Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về pháo.

– Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.

– Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo;

+ Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện trái phép cách thức chế tạo, sản xuất, sửa chữa hoặc sử dụng pháo dưới mọi hình thức.

– Phạt tiền từ 20.000.000đ đến 40.000.000đ đối với hành vi mang trái phép pháo vào, ra khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam hoặc mang vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng pháo nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề Các loại pháo hoa được phép sử dụng hoặc các dịch vụ khác liên quan như là bồi thường thu hồi đất, hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất, hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, tư vấn đặt cọc đất, trích lục quyết định ly hôn, nguyên tắc chia di sản thừa kế theo pháp luật Giá đền bù đất … Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt pháo hoa và pháo nổ?

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Nhiều người hiện nay vẫn bị nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo nổ. Theo quy định của pháp luật kể trên, pháo hoa và pháo nổ đều là sản phẩm tạo ra hiệu ứng ánh sáng, màu sắc trong không gian. Điểm khác nhau cơ bản là pháo nổ sẽ gây ra tiếng nổ, tiếng rít còn pháo hoa thì không gây ra tiếng nổ mà chỉ tạo ra các hiệu ứng âm thanh.

Trẻ em dưới 18 tuổi có được dùng pháo hoa không nổ không?

Câu trả lời là không. Nghị định 137 quy định người sử dụng pháo hoa phải là “người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ”, đó là người từ đủ 18 tuổi trở lên và đủ  năng lực hành vi dân sự thì mới được sử dụng pháo hoa.

Mua pháo hoa về kinh doanh trong dịp tết nguyên đán 2023 có được hay không?

Tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.
Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP có quy định:
Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Như vậy, theo quy định như trên, chỉ doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường mới được quyền kinh doanh pháo hoa. Cá nhân không được phép mua số lượng lớn pháo hoa về bán lẻ lại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời