Mất giấy khai sinh phải làm sao quy định 2022

Mỗi cá nhân khi sinh ra đều có quyền được đăng ký khai sinh, đây là việc cá nhân thực hiện thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào sổ sự kiện sinh của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý cho Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân cũng như thực hiện quản lý về dân cư. Trong trường hợp nếu người dân làm mất giấy khai sinh sẽ có nhiều bất lợi khi người dân muốn thực hiện các thủ tục và cần xác nhận nững thông tin cá nhân. Dó sự bất cẩn mà đã có nhiều người dân đã bị mất giấy khai sinh. Vậy khi làm mất phải làm sao? Hãy tham khảo “Mất giấy khai sinh phải làm sao” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hộ tịch 2014
  • Nghị định 123/2015/NĐ-CP

Những trường hợp được đăng ký lại khai sinh

Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chỉ được đăng ký lại khai sinh khi:

“Điều 24. Điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

2. Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.

3. Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”

Nội dung đăng ký khai sinh

Theo quy định tại Điều 14 Luật hộ tịch 2014, nội dung giấy khai sinh bao gồm:

“Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

2. Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

3. Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.”

Lưu ý:

– Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.

– Nội dung đăng ký khai sinh  là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.

Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.

– Trách nhiệm đăng ký khai sinh thuộc về cha, mẹ của con sinh ra; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em

Cơ quan có thẩm quyền đăng ký lại khai sinh

Theo Điều 25 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thẩm quyền đăng ký khai sinh được quy định như sau:

“Điều 25. Thẩm quyền đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử

1. Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, kết hôn trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú, thực hiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai tử trước đây thực hiện đăng ký lại khai tử.”

Mất khai sinh phải làm sao?

Mất giấy khai sinh phải làm sao quy định 2022
Mất giấy khai sinh phải làm sao quy định 2022

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Nghị định 158/2005/NĐ-CP có quy định như sau:

“ 1. Trong trường hợp bản chính Giấy khai sinh bị mất, hư hỏng hoặc phải ghi chú quá nhiều nội dung do được thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch hoặc điều chỉnh hộ tịch mà Sổ đăng ký khai sinh còn lưu trữ được, thì được cấp lại bản chính Giấy khai sinh”.

Như vậy, theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP, khi mất Giấy khai sinh sẽ được cấp lại. Tuy nhiên, theo Luật hộ tịch 2014 từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và các văn bản hướng dẫn không còn quy định việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh mà khi mất Giấy khai sinh, tùy từng trường hợp người bị mất có thể thực hiện thủ tục xin cấp bản sao trích lục hộ tịch hoặc đăng ký lại việc khai sinh.

Hồ sơ xin cấp lại khai sinh

Giấy tờ phải nộp

– Tờ khai đăng ký lại khai sinh theo mẫu

– Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của người yêu cầu hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài liệu khác trong đó có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh, gồm:

+ Bản sao Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ (bản sao được chứng thực từ bản chính, bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh); Bản chính hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay thế Giấy khai sinh được cấp trước năm 1945 ở miền Bắc và trước năm 1975 ở miền Nam.

+ Trường hợp người yêu cầu không có giấy tờ nêu trên thì phải nộp bản sao giấy tờ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hợp lệ như: Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú, giấy tờ chứng minh về nơi cư trú; Bằng tốt nghiệp, Giấy chứng nhận, Chứng chỉ, Học bạ, hồ sơ học tập do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận; giấy tờ khác có thông tin về họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh của cá nhân.

Người yêu cầu đăng ký khai sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao các giấy tờ nêu trên (nếu có) và phải cam đoan đã nộp đủ các giấy tờ mình có; chịu trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật.

– Trường hợp người yêu cầu đăng ký lại khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, người đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha – con, mẹ – con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản lý.

– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký lại khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

Giấy tờ phải xuất trình

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký lại khai sinh.

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký lại khai sinh (trong giai đoạn chuyển tiếp).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

Người thực hiện đăng ký lại khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính hoặc xin cấp lại khai sinh online.

Thủ tục cấp lại giấy khai sinh

– Tờ khai cấp lại bản chính Giấy khai sinh theo quy định, trong đó, bạn cần ghi rõ thông tin người khai bao gồm thông tin về họ tên, nơi thường trú/tạm trú, số chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân để chứng minh, quan hệ với người được cấp lại bản chính Giấy khai sinh,đồng thời trong tờ khai cấp lại bản chính Giấy khai sinh cũng sẽ trình bày thông tin người mong muốn được cấp lại giấy khai sinh bản gốc bao gồm họ tên, ngày/tháng/năm sinh, nơi sinh, dân tộc, quốc tịch, nơi tạm trú, thông tin về cha/mẹ, thời gian đăng ký khai sinh trước đó, lý do xin cấp lại, cam đoan những kê khai là chính xác và có xác nhận vào trong tờ khai.

– Bản sao toàn bộ các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến người yêu cầu hoặc toàn bộ những giấy tờ liên quan đến nội dung khai sinh của chính người có nhu cầu cấp lại giấy khai sinh.

– Ngoài ra, nếu người yêu cầu cấp lại giấy khai sinh là cán bộ, công chức, viên chức, những người đang công tác tại lực lượng vũ trang thì cần phải có các giấy tờ xác minh kèm theo.

Nếu thấy các giấy tờ chứng minh được nhân thân, bản thân của người mong muốn cấp lại giấy khai sinh bản gốc là chính xác và có tình xác thực cao, bên có thẩm quyền sẽ thực hiện cấp lại giấy khai sinh bản gốc theo nguyện vọng của người khai. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định vừa nêu trên, sau đó, bạn nộp trực tiếp lên UBND nơi bạn làm tờ khai đăng ký khai sinh trước đây hoặc nơi bạn đang thường trú để hoàn tất thủ tục cấp giấy khai sinh bản gốc.

Thủ tục cấp lại Giấy khai sinh bản chính quy định, nếu như người đăng ký cấp giấy khai sinh bản sao đã được cấp trước đó thì giấy khai sinh bản gốc được cấp lại sẽ dựa vào những nội dung thông tin đó. Bên cạnh đó, nội dung giấy khai sinh bản gốc được cấp lại cũng có thể dựa trên các giấy tờ liên quan đến các hồ sơ đã được cấp liên quan đến người đó như sổ hộ khẩu, giấy chứng minh nhân dân, học bạ,…

Lệ phí đăng ký lại khai sinh

Hiện nay, mức thu lệ phí đăng ký lại khai sinh do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định. Người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật được miễn lệ phí.

+ TP. Hà Nội: Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội ban hành quy định mức lệ phí đăng ký lại khai sinh là 5.000 đồng/1 việc tại UBND cấp xã, 50.000 đồng/1 việc tại UBND cấp huyện.

+ TP. Hồ Chí Minh: mức thu đăng ký lại khai sinh tại UBND cấp xã là 5.000 đồng/trường hợp, cấp huyện là 50.000 đồng/trường hợp theo Nghị quyết 124/2016/NQ-HĐND do Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh ban hành.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về vấn đề “Mất giấy khai sinh phải làm sao“ của Luật sư Bắc Ninh. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi chia sẽ sẽ có ích cho bạn đọc trong công việc và cuộc sống.

Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ về Sáp nhập doanh nghiệp, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Giải thể công ty, Hợp thức hóa lãnh sự, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Thành lập công ty, Đổi tên giấy khai sinh, Đăng ký khai sinh khi không kết hôn, Dịch vụ giành quyền nuôi con khi không kết hôn, Dịch vụ ly hôn nhanh, Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip, Điều kiện giành quyền nuôi con, Đổi căn cước công dân cần đổi giấy tờ gì, Mẫu đơn xin trích lục giấy đăng ký kết hôn…. Hãy liên hệ ngay tới Luật sư Bắc Ninh để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất. Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ thuộc về ai?

Tại Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.

Thời gian giải quyết cấp lại khai sinh là bao lâu?

– Nếu hồ sơ đầy đủ, không cần xác minh thì thời hạn giải quyết là trong 05 ngày làm việc;
– Trường hợp hồ sơ cần xác minh, thời hạn giải quyết là tối đa 25 ngày làm việc.

Không kết hôn nhưng vẫn muốn có tên cha mẹ trên giấy khai sinh của con phải làm sao?

Theo quy định tại Điều 13 Luật trẻ em 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017) về quyền được khai sinh và có quốc tịch, trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 30 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
Để thực hiện quyền được khai sinh, theo quy định tại Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Đồng thời, người đó phải xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân. Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn, còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Như vậy, mặc dù cha mẹ không có đăng ký kết hôn vẫn có thể đăng ký khai sinh cho con như các trường hợp có đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, do người cha không có đăng ký kết hôn với mẹ của đứa trẻ nên trường hợp cha mẹ muốn giấy khai sinh có đầy đủ thông tin về cha của đứa trẻ, người cha phải thực hiện thủ tục nhận cha cho con.
Theo quy định tại Điều 25 Luật Hộ tịch 2014, người yêu cầu đăng ký nhận cha cho con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy việc nhận cha cho con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 5 ngày làm việc.
Để thuận tiện cho đương sự, theo quy định tại Điều 15 Nghị định nói trên, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
Trong quá trình thực hiện, bạn có thể liên hệ với cán bộ tư pháp – hộ tịch phường, xã nơi dự định đăng ký khai sinh cho con để xin các biểu mẫu, tờ khai và được hướng dẫn cụ thể.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đăng ký khai sinh cho con khi không kết hôn. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hộ tịch 2014 để hiểu rõ hơn nội dung này.

Đánh giá post

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời