Quy định cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

Cấp dưỡng cho con cái được xem là trách nhiệm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng. Cấp dưỡng được mọi người hiểu là người có nghĩa vụ cấp dưỡng đóng góp một khoản tiền hoặc tài sản của chính người cấp dưỡng để đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng cụ thể là con cái của họ. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng là cha hoặc mẹ mà một trong hai người không thực hiện chăm sóc trực tiếp người được cấp dưỡng hàng ngày. Hãy tham khảo “Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn” dưới đây của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 

Xác định mức cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

Người được cấp dưỡng bao gồm: người dưới mười tám tuổi (dưới vị thành niên), người trên mười tám tuổi nhưng không có khả năng lao động( ví dụ như những người bị khuyết tật) hoặc khó khăn về nhận thức hoặc làm chủ hành vi của mình (ví dụ người tâm thần), các đối tượng trên đều không có khả năng về kinh tế để tự nuôi bản thân mình, cần người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật dạy dỗ và chăm sóc. Như vậy, cha mẹ đều là người đại diện theo pháp luật của con nên việc cấp dưỡng là đương nhiên theo quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Cấp dưỡng nuôi có sau khi ly hôn là  nghĩa vụ đương nhiên của cha hoặc mẹ; pháp luật  không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người có nguồn kinh tế cao hoặc thấp đều phải thực hiện  nghĩa vụ cấp dưỡng. Căn cứ Điều 116 và Điều 117 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

“Điều 117. Phương thức cấp dưỡng

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét và đưa giải thích cho người trực tiếp nuôi con được hiểu rõ về việc ý nghĩa nhà nước quy định về yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi và lợi ích của con để nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con và hỗ trợ một phần tài sản cho người cấp dưỡng. Nếu Tòa án xét thấy việc đề nghị không yêu cầu cấp dưỡng của người cấp dưỡng có lý do; hoàn toàn tự nguyện; người trực tiếp nuôi con có đầy đủ về mặt kinh tế, chỗ ở, thời gian chăm sóc….thì Toà án phải tôn trọng sự  ý chí của các bên.

Các bên có thể thỏa thuận mức cấp dưỡng hoặc phương thức hoặc tạm ngừng cấp dưỡng, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa Sau khi, bản án/quyết định được Tòa án tuyên và có hiệu lực thì các bên nghĩa vụ phải thực hiện/ thi hành án. Trường hợp một trong các bên không thực hiện quy định của Bản án/ Quyết định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn tự nguyện hoặc thi hành không đầy đủ thì người được hưởng khoản tiền cấp dưỡng có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan. 

Người yêu cầu gửi tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền một bộ hồ sơ đề nghị bao gồm: Đơn đề nghị, bản án/ quyết định có hiệu lực pháp luật, giấy tờ về tài sản. Người yêu cầu tới cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi người có nghĩa vụ đang cư trú (được hiểu là thường trú và tạm trú) buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo bản án và quyết định đã được tuyên phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đó theo quy định của Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con theo Khoản 2 Điều 81.

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi, về nguyên tắc sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, tuy nhiên nếu người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như người cha thì sẽ do người cha nuôi.

Đối với trường hợp của bạn, do bạn không có điều kiện để nuôi con nên con sẽ được giao cho người chồng nuôi. Tuy nhiên, nếu chồng bạn từ chối nuôi con và bạn đồng ý nuôi con thì bạn có quyền yêu cầu người chồng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Điều 82, 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

Quy định cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn
Quy định cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn

Căn cứ Khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Trong trường hợp, người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn.
Tiền cấp dưỡng nuôi con được quy định tại khoản 1 Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Trách nhiệm cấp dưỡng sau ly hôn đơn phương

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Và Điều 88 và Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

“Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

2. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn hoàn toàn có quyền làm đơn xin ly hôn với vợ của bạn và đồng thời yêu cầu Tòa án xác minh đây không phải là con mình.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật sư Bắc Ninh sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ đăng ký khai sinh con ngoài giá thú, soạn thảo văn bản pháp luật, hợp đồng lao động, mẫu đơn ly hôn… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi mức cấp dưỡng sau ly hôn được quy định như thế nào?

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Đây là nghĩa vụ của bậc làm cha mẹ, dù họ không thể tiếp tục cuộc sống vợ chồng thì họ vẫn phải thực hiện trách nhiệm “nuôi dưỡng” dưới dạng “cấp dưỡng” nhằm đảm bảo cho con cái họ được bù đắp sự hụt hẫng về mặt tinh thần và đảm bảo cuộc sống tối thiểu của con họ. Người không trực tiếp nuôi con có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”
Theo đó, mức cấp dưỡng do hai vợ chồng thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng (ngành nghề công việc, điều kiện vật chất,…) và nhu cầu thiết yếu của con (những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con để đảm bảo cho con được phát triển đầy đủ về vật chất và điều kiện ăn, mặc, ở, học hành, khám, chữa bệnh và những chi phí sinh hoạt thông thường, không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người,…). Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà Toà án quyết định mức cấp dưỡng nuôi con phù hợp.
Nếu có lý do chính đáng thì hai bên có thể thỏa thuận để tăng hoặc giảm mức cấp dưỡng. Lí do chính đáng đó có thể là người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn hơn do bị bệnh tật, tai nạn, không còn việc làm nên không có lương hoặc có thu nhập hợp pháp khác, hay con cái ngày càng lớn, nhu cầu chi tiêu cho việc học hành ngày càng nhiều, giá cả thị trường có sự biến động,… Trong trường hợp không thỏa thuận được, các bên có thể gửi đơn đến Tòa án yêu cầu giải quyết.

Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn như thế nào?

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng . Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014
“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”
Để làm đơn yêu cầu cấp dưỡng cho con sau ly hôn, bạn lên trực tiếp Tòa án nhân dân đã giải quyết ly hôn, viết đơn khởi kiện để yêu cầu cấp dưỡng, đồng thời kèm theo bằng chứng chứng cứ để yêu cầu giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời