Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác

Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác là vấn nạn phổ biến ở xã hội hiện tại. Những người dùng từ ngữ xúc phạm người khác có thể họ sẽ dùng những lời bình luận mang tính chất sỉ nhục, lăng mạ, chửi rủa hoặc mang tính chất bêu xấu, những thông tin sai lệch, … được đăng tải trên mạng xã hội hoặc nói thẳng cho người nghe. Những hành vi này được thực hiện nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm và khiến họ cảm thấy nhục nhã. Hãy tham khảo “Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác” nhanh chóng, trọn gói của chúng tôi, hy vọng được giúp đỡ cho bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Hiến pháp 2013
  • Bộ luật Dân sự 2015

Hành vi miệt thị ngoại hình người khác bị pháp luật nghiêm cấm

Theo Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

“Điều 20.

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”

Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

“Điều 34. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4. Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, hành vi miệt thị ngoại hình có thể được xem là hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác và bị pháp luật nghiêm cấm.

Xử phạt hành chính đối với hành vi miệt thị ngoại hình người khác

Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác
Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác

Hành vi miệt thị ngoại hình nếu chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;”

Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi căn cứ theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”

Ngoài ra, nếu có hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân trên mạng xã hội thì có thể bị xử phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng và buộc gỡ bỏ hành vi thông tin đó.
Mức phạt trên áp dụng với tổ chức, nếu cá nhân có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt bằng ½ căn cứ theo Khoản 3 Điều 4 và Điểm a Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP

“Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức

3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.”

“Điều 99. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;”

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi miệt thị ngoại hình người khác

Đối với hành vi miệt thị người khác đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị truy cứu về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Từ quy định trên thì hành vi miệt thị người khác là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Dùng từ ngữ xúc phạm đến ngoại hình của người khác”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ đổi tên giấy khai sinh của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102. để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Câu hỏi thường gặp

Tội làm nhục người khác nếu đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội này như nào?

– Về mặt khách quan:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, như đã phân tích, được xác định là hành vi dùng lời nói, hành động tác động đến đến danh dự, nhân phẩm của một người, hạ thấp, chà đạp lên phẩm giá, giá trị của người khác. Hành vi này có thể được thể hiện bằng lời nói như: thóa mạ, chửi bới một cách thậm tệ, thô tục, tục tĩu hoặc thể hiện bằng hành động mang tính chất bỉ ổi, hèn hạ, ví dụ như dúi đầu, bắt người khác liếm giày cho mình, ép người khác ăn cơm bị thiu… nhằm mục đích hạ nhục người này trước người khác, hạ thấp nhân cách, danh dự của người này.
Mặc dù hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác được diễn ra ở nhiều hình thái khác nhau, đối tượng tác động cũng như mức độ tác động đối với người bị xúc phạm có thể khác nhau, tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 thì chỉ có những hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác mà có tính chất “nghiêm trọng”. Tính chất “nghiêm trọng”, theo từ điển Tiếng Việt được hiểu là tính chất tồi tệ, xấu đến mức trầm trọng, có thể dẫn đến những hậu quả hết sức tai hại. Do vậy, có thể hiểu hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm được hiểu là những hành vi có tính chất xúc phạm rất lớn, có khả năng gây sát thương cao đối với danh dự, uy tín, lòng tự trọng, tự tôn, bản ngã của một người, có thể dẫn đến hậu quả không thể lường trước được, ví dụ làm người bị xúc phạm tức giận dẫn đến cố ý gây thương tích, hoặc tự sát, hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống của người bị xúc phạm.
Trên thực tế, có những lời nói, hành vi đối với người này mang ý nghĩa xúc phạm nhưng đối với người khác thì lại được đánh giá không hẳn là xúc phạm, xem xét như một lời nói như bình thường. Ví dụ, một người chửi mắng một người khác là “đồ chó, đồ con chó”. Có thể đối với người này, lời nói này đang xúc phạm khi so sánh họ như con vật nhỏ bé, hèn mọn, thường biểu hiện tính cách xấu xa, nhưng có thể với một người khác nó như là một lời nói đùa, thậm chí coi đó là một cách gọi “thân mật” của bạn bè.
Tuy nhiên, nhìn chung những lời nói, hay hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm mà có thể bị truy cứu về Tội làm nhục người khác đều được đánh giá có tính chất xúc phạm với hầu hết người bị tác động và việc xúc phạm này khiến cho danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm bị hạ thấp, gây nên những tổn thương lớn đến tinh thần và cảm xúc của họ. Do vậy, khi xem xét về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác thì cần phải xem xét đến mức độ thực hiện hành vi, phương thức thực hiện hành vi và mức độ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm cũng như cuộc sống của người bị xúc phạm để xác định; đồng thời phải kết hợp với ý thức chủ quan của người phạm tội, các yếu tố về hoàn cảnh sống, địa vị, nhận thức của người bị hại cũng như đánh giá của cộng đồng, dư luận xã hội.
– Về mặt chủ quan:
Mặt chủ quan của tội phạm được hiểu là những diễn biến về tâm lý, tinh thần bên trong của tội phạm như mục đích phạm tội, động cơ phạm tội, lỗi. Có thể thấy, trong Tội làm nhục người khác, người phạm tội đang thực hiện hành vi  xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác với lỗi cố ý, tức là hoàn toàn nhận thức được hậu quả của hành vi của mình đối với người bị tác động như thế nào nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra.
Động cơ phạm tội có thể xuất phát từ mâu thuẫn cá nhân, từ thù ghét cá nhân, do ngoại tình, tranh chấp nơi làm việc, trong cuộc sống.
– Về khách thể:
Khách thể của Tội làm nhục người khác được xác định đó là “danh dự”, là “nhân phẩm” – những giá trị cao đẹp về nhân thân của một người, là cơ sở xác định nhân cách, phẩm giá của người đó.
Về chủ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì có thể xác định, chủ thể bị truy cứu về Tội làm nhục người khác được xác định là những người đầy đủ năng lực hành vi dân sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

Xử lý hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và vu khống ?

Thứ nhất đối với tội “Làm nhục người khác” thì sẽ có các hành vi như : đối với lời nói thì là sỉ nhục , chửi bới, một cách thô tục, tục tĩu…..nhằm vào nhân cách , danh dự với tính chất hạ thấp , nhân cách, danh dự của người bị hại đồng thời làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác. Còn về việc làm thì có những hành vi bỉ ổi( có hoạc không kèm theo lời nói tục tĩu) với chính bản thân họ hoạc với bạn trước đám đông để bêu riếu. Nhưng nó phải diễn ra trực tiếp và công khai và trước nhiều người. Để có thể truy cứu được trách nhiệm hình sự những người đó thì hành vi nêu trên phải gây ra những ảnh hưởng xấu ở mức độ nhất định đến danh dự nhân phẩm của người bị hại. Các hành vi quy định tại khoản 1 điều 121 Tội làm nhục người khác chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi bạn có yêu cầu khởi tố.
Thứ hai còn đối với “Tội vu khống” thì hành vi của tội này đó là có hành vi bịa đặt hoạc người phạm tội không bịa đặt nhưng biết rõ điều đó là bịa đặt mà vấn tiếp tục loan truyền điều bịa đặt đó( như nói cho người khác biết, qua tin nhắn điện thoại hay đưa lên phương tiện thông tin đại chúng cho người khác biết như là trên face book hay là zalo….) nhằm gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn

Chửi bới xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có buộc phải xin lỗi công khai không?

Đối với trường hợp bị xử phạt hành chính nêu trên, thì tại điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có quy định:
“14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm l khoản 2 và điểm e khoản 4 Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;”
Theo điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định buộc công khai xin lỗi là một trong những biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.
“Điều 48 Bộ luật Hình sự quy định về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi như sau:
1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.”
Từ các quy định trên thì người có hành vi chửi bới xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác dù bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây thiệt hại về tinh thần như tội làm nhục người khác nêu trên thì cũng đều buộc phải xin lỗi công khai người bị xúc phạm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Related Articles

Trả lời